Gã khổng lồ Apple “bỏ túi” 990 triệu USD chỉ trong 4 ngày

04-05-2023 07:42|Thủy Tiên

Sau khi chính thức lấn sân sang mảnh dịch vụ tài chính tiêu dùng, Apple đã thu được 990 triệu USD chỉ trong 4 ngày đầu cung cấp dịch vụ tiền tiết kiệm lãi suất cao.

“Gã khổng lồ” công nghệ trị giá 2,6 ngàn tỉ USD thông báo cung cấp dịch vụ gửi tiết kiệm với lãi suất 4,15%/năm và không yêu cầu số tiền gửi tối thiểu, trong khi các ngân hàng truyền thống khác chỉ trả mức lãi suất tiết kiệm trung bình thấp hơn 0,5%. Bên cạnh đó, khoản tiết kiệm được công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) bảo đảm.

Gã khổng lồ Apple “bỏ túi” 990 triệu USD chỉ trong 4 ngày
Nguồn: Apple

Đây có thể là động lực chính khiến nhiều người dùng mở tài khoản của Apple. Tính đến hiện tại, theo Forbes, Apple đã thu hút khoảng 240.000 tài khoản. Chỉ trong ngày đầu tiên mở dịch vụ gửi tiết kiệm, Apple đã thu hút gần 400 triệu USD tiền gửi. Sau 4 ngày, số tiền đã chạm mức 990 triệu USD.

Apple đã lập kết hợp tác với ngân hàng Goldman Sachs Bank USA dưới thương hiệu Marcus để cung cấp dịch vụ tiết kiệm, bởi Apple không có giấy phép ngân hàng. Theo FDIC, mức lãi suất của dịch vụ gửi tiết kiệm của Apple là 4,15%, đây là một mức lãi suất rất hấp dẫn so với mức trung bình hàng năm của các tài khoản tiết kiệm truyền thống chỉ là 0,35% .

So với các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc, mức lãi suất này cũng là con số đáng chú ý. Ví dụ, American Express trả lãi suất 3,75%, sản phẩm tiết kiệm của Goldman (dưới thương hiệu Marcus) có lãi suất 3,9%, tài khoản tiết kiệm của Capital One trả lãi suất 3,5%/năm và Vio Bank có mức lãi suất cao hơn ở mức 4,77% và không yêu cầu số dư tối thiểu.

Khách hàng có thể xem số dư và lãi suất tích lũy thông qua bảng điều khiển tích hợp trong ví kỹ thuật số của Apple. Trước khi mở tài khoản tiết kiệm của Apple, phần thưởng tiền mặt hàng ngày sẽ được gửi tự động vào Apple Cash, một loại thẻ kỹ thuật số trả trước do Green Dot Bank phát hành.

Theo ước tính của Crone Consulting, hàng năm có khoảng 3,8 tỷ USD được chuyển vào Apple Cash từ Thẻ Apple, số tiền này sẽ giờ được chuyển sang tài khoản tiết kiệm. Tuy nhiên, lưu ý rằng tài khoản tiết kiệm lãi suất cao của Apple sẽ không vượt quá giới hạn bảo hiểm FDIC, trị giá 250.000 USD.

Trong bối cảnh hiệu ứng domino của cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ vẫn chưa dừng lại khi First Republic Bank chính thức trở thành ngân hàng lớn thứ ba sụp đổ kể từ đầu tháng 3 đến nay, sau Silicon Valley Bank và Signature Bank. Nhiều ngân hàng truyền thống ở Mỹ đang gặp khó khăn trong việc duy trì tỷ suất lợi nhuận ròng sau khi Fed tăng lãi suất ồ ạt. Do đó, có rất ít ngân hàng có thể đáp ứng được mức lãi suất tài khoản tiết kiệm 4,15% như Apple mà còn được bảo hiểm bởi FDIC.

Nhiều ngân hàng kỹ thuật số khác cũng đang cung cấp lãi suất cao hơn, chẳng hạn như Bask Bank, một bộ phận của Texas Capital Bank, cung cấp tài khoản tiết kiệm với lãi suất hàng năm 4,75%. Một số fintech khác như Current, Varo và LendingClub cũng có thể cung cấp lãi suất lên đến 4,25%. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng gửi tiền tiết kiệm truyền thống vẫn là một lực lượng mạnh trong các dịch vụ tài chính ngân hàng.

Do đó, lợi thế lớn nhất của Apple và Goldman có thể nằm ở trải nghiệm người dùng liền mạch và tích hợp với iPhone.

Theo Kim Schwendeman, phó chủ tịch cấp cao phụ trách áp dụng thanh toán tại Stax - một nền tảng thanh toán dành cho các doanh nghiệp nhỏ, “những người dùng có Apple Pay có thể dễ dàng tận dụng ứng dụng đó và vay tiền. Đối với một số doanh nghiệp lâu đời hơn, trải nghiệm họ mang lại không được dễ dàng như vậy”.

Mac Mini M4 của Apple nhỏ hơn 20 lần nhưng nhanh gấp 6 lần so với máy tính cùng phân khúc đã cháy hàng toàn cầu, giảm giá sớm tại Việt Nam

Từ Apple đến Starbucks đều lao đao, Trung Quốc không còn là 'mỏ vàng' của các ông lớn phương Tây

Bài thuộc chủ đề Ngân hàng
Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ga-khong-lo-apple-bo-tui-990-trieu-usd-chi-trong-4-ngay-181297.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Gã khổng lồ Apple “bỏ túi” 990 triệu USD chỉ trong 4 ngày
    POWERED BY ONECMS & INTECH