Gỡ khó đồng bộ các thị trường để 'chữa bệnh' thừa tiền

04-01-2024 14:36|Linh Nhi

Sang năm 2024, lãi suất dự kiến vẫn là điểm sáng, song áp lực lớn nhất với nhà điều hành là câu chuyện tăng trưởng tín dụng và ghìm chân nợ xấu.

Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2024 sẽ là một năm tiếp tục khó khăn, song thời điểm khó khăn nhất đã qua. Chính sách tiền tệ năm sau sẽ rất khó dự đoán, vì còn tùy thuộc vào quyết sách của các nước lớn.

“NHNN sẽ bám sát diễn biến trong nước và quốc tế để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”, Phó thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.

NHNN cho hay, thời gian tới, cơ quan này sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, sẽ nghiên cứu việc công bố lãi suất cho vay bình quân của các tổ chức tín dụng để khách hàng lựa chọn ngân hàng có lãi suất thấp để tiếp cận vay vốn. NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, cắt giảm các loại phí không cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Dù vậy, bên cạnh sự nỗ lực của ngành ngân hàng, để “bẩy” tín dụng, NHNN cũng cho rằng, cần có giải pháp đồng bộ khơi thông thị trường TPDN và thị trường bất động sản; kích cầu đầu tư, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế; hỗ trợ ngân hàng trong xử lý nợ xấu, thu hồi nợ...

Về phía mình, bản thân các doanh nghiệp cũng phải tích cực thực hiện các biện pháp tái cấu trúc hoạt động, nâng cao năng lực quản trị điều hành, xây dựng các phương án, dự án sản xuất - kinh doanh khả thi, minh bạch tình hình tài chính… để ngân hàng có cơ sở cho vay.

“Xu hướng chính sách trong nước năm 2024 là tiếp tục nới lỏng, song trong bối cảnh hiện nay, nên ưu tiên sử dụng các biện pháp tài khóa do còn nhiều dư địa”, PGS-TS. Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) khuyến nghị.

>> Lãi suất tín dụng đen 360%/năm: Vì sao ngân hàng 'thừa tiền' người dân vẫn phải đi vay ngoài?

Tín dụng toàn nền kinh tế tăng 12,5%: Nỗ lực điều hành của NHNN giữa thách thức kinh tế

Sau khi chuyển giao về tay Vietcombank, CBBank tăng lãi suất tiết kiệm lên gần 6%

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/go-kho-dong-bo-cac-thi-truong-de-chua-benh-thua-tien-218417.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Gỡ khó đồng bộ các thị trường để 'chữa bệnh' thừa tiền
    POWERED BY ONECMS & INTECH