Hà Nội sắp có cầu gần 12.000 tỷ vượt sông Hồng án ngữ giữa cụm siêu đô thị 13 tỷ USD lớn nhất miền Bắc
TP. Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư xây dựng cây cầu 12.000 tỷ vượt sông Hồng, sẽ được triển khai trong giai đoạn từ năm 2025-2028.
Mới đây, Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP. Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn 2 đầu cầu.
Theo đó, tổng chiều dài cầu Ngọc Hồi dài khoảng 7,5km, trong đó trên địa bàn TP. Hà Nội khoảng 5,4km và tỉnh Hưng Yên dài khoảng 2,1km.
Cây cầu có điểm đầu Km0+00 kết nối với điểm cuối tuyến đường vành đai 3,5, đoạn Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ về phía đê Hữu Hồng, huyện Thanh Trì.
Điểm cuối của dự án ở Km7+500 kết nối đường Vành đai 3,5, cách đê Tả Hồng khoảng 700m, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
>> TP được xem là thủ phủ của miền Tây ghi nhận lượng giao dịch BĐS tăng 70%

Dự án xây dựng cầu Ngọc Hồi vượt sông Hồng là một trong những công trình giao thông trọng điểm, có quy mô lớn, kết nối trực tiếp Hà Nội với tỉnh Hưng Yên. Công trình gồm hai hạng mục chính: cầu chính và hệ thống đường song hành hai bên.
Cầu chính vượt sông Hồng có chiều dài khoảng 680m, mặt cắt ngang rộng 32,3m và tổng chiều rộng toàn bộ cầu (bao gồm cả phần neo dây văng) lên tới 38,3m. Thiết kế cầu bảo đảm năng lực khai thác cao, với 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp.
Cầu dẫn có tổng chiều dài 6,52km, bề rộng 33m. Ngoài ra, đoạn đường dẫn phía Hưng Yên dài khoảng 300m cũng được thiết kế với mặt cắt ngang tương đương. Hai bên cầu là hệ thống đường song hành đạt tiêu chuẩn đường chính khu vực, bảo đảm kết nối linh hoạt và an toàn với mạng lưới giao thông hiện hữu.
Tổng thể dự án được chia thành 5 dự án thành phần. Trong đó, ba dự án tập trung vào công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại các địa bàn huyện Thanh Trì, Gia Lâm (Hà Nội) và huyện Văn Giang (Hưng Yên).

Hai dự án còn lại bao gồm việc xây dựng đường song hành trên địa phận cả Hà Nội và Hưng Yên, cùng với dự án xây dựng cầu chính và đường dẫn hai đầu cầu. Toàn bộ dự án do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội làm chủ đầu tư.
Dự kiến, tổng mức đầu tư cho toàn bộ công trình vượt 11.800 tỷ đồng, thời gian triển khai từ năm 2025 đến 2028.
Theo Ban Đô thị HĐND TP. Hà Nội, khi tuyến Vành đai 3,5 cùng cầu Ngọc Hồi hoàn thiện, sẽ tạo thành trục kết nối trực tiếp với tỉnh Hưng Yên, đồng thời đồng bộ với hệ thống đường hướng tâm của Thủ đô.
Điều này giúp phân luồng phương tiện hợp lý, giảm thiểu tình trạng xe cộ từ phía Bắc, Tây Bắc phải xuyên tâm Hà Nội để đi các tỉnh phía Đông Nam, từ đó giảm áp lực giao thông trên các tuyến đường vốn đã quá tải như Vành đai 3, đường Giải Phóng (QL1A) và đường 70.
Cầu Ngọc Hồi không chỉ đóng vai trò chiến lược trong liên kết vùng, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội khu vực phía Nam Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh.
Vị trí xây dựng cầu được bao quanh bởi loạt khu đô thị quy mô lớn với tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD như Vinhomes Ocean Park 2 (1,6 tỷ USD), Vinhomes Ocean Park 3 (1,4 tỷ USD) và khu đô thị Ecopark (10 tỷ USD), mở ra tiềm năng phát triển đô thị mạnh mẽ và bền vững cho toàn khu vực.
>> Dự kiến sẽ có tuyến đường 29.000 tỷ kết nối TP. Hoa Lư đến thành phố cổ thứ 2 Việt Nam
14 hộ dân tại tỉnh cửa ngõ Hà Nội bị thu hồi đất phục vụ dự án đô thị gần 7ha
KCN là tâm điểm giao thương dịch vụ của 5 thành phố phía Bắc được đầu tư 3.650 tỷ phát triển hạ tầng