Hai huyện này đang có tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa tăng nhanh.
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Công văn về việc xin ý kiến các Bộ ngành Trung ương và địa phương lân cận đối với quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, Đồng Nai sẽ có hai đô thị loại 2 gồm TP. Long Khánh (trước năm 2025) và toàn bộ huyện Nhơn Trạch sẽ định hướng lên thành phố trước năm 2030.
Huyện Trảng Bom sẽ phấn đấu lên thị xã vào năm 2025, huyện Thống Nhất cũng sẽ lên thị xã sau năm 2030.
>> Một thành phố sắp tăng gấp đôi diện tích, trở thành đô thị vệ tinh của TP. HCM
Huyện Trảng Bom
Huyện Trảng Bom được thành lập ngày 1/1/2004, trên cơ sở chia tách từ huyện Thống Nhất (cũ).
Trục đô thị trung tâm huyện Trảng Bom |
Huyện Trảng Bom là một huyện trung du nằm ở phía Đông của tỉnh Đồng Nai, có 17 đơn vị hành chính (1 thị trấn Trảng Bom và 16 xã). Huyện có địa giới hành chính phía Bắc giáp các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, phía Nam giáp huyện Long Thành, phía Tây giáp thành phố Biên Hoà và phía Đông giáp huyện Thống Nhất.
Trung tâm huyện cách thành phố Biên Hoà khoảng 20km, cách TP. HCM khoảng 50km. Với vị trí địa lý này, Trảng Bom được xác định sẽ phát triển trở thành đô thị vệ tinh trong vùng.
Huyện Trảng Bom có một vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai. Tốc độ tăng trưởng trên các lĩnh vực hàng năm của huyện đều đạt khá, giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân đạt 17,97%/năm.
Năm 2004, trên địa bàn huyện có 3 khu công nghiệp, 85 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 774,2 triệu USD, thu hút 16.580 lao động. Đến nay, toàn huyện có 4 khu công nghiệp tập trung và 1 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút 223 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 3.417 tỷ USD, trong đó đã có 185 dự án được triển khai thực hiện với số vốn đầu tư là 2.559 tỷ USD.
>> 'Siêu quận' có diện tích chỉ bằng 1 xã nhưng thu ngân sách cao gấp 20 lần 1 tỉnh khác'Siêu quận' có diện tích chỉ bằng 1 xã nhưng thu ngân sách cao gấp 20 lần 1 tỉnh khác
Huyện Thống Nhất
Huyện Thống Nhất chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 1/1/2004. Trung tâm huyện cách thành phố Biên Hòa 35km về phía Bắc và cách TP. HCM 81km. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 247,2km2 (chiếm 4,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh).
Huyện Thống Nhất nằm ở trung tâm tỉnh Đồng Nai |
Huyện Thống Nhất nằm ở trung tâm tỉnh Đồng Nai, có 10 đơn vị hành chính (1 thị trấn Dầu Giây và 9 xã). Phía Bắc của huyện giáp huyện Định Quán, phía Đông giáp thành phố Long Khánh, phía Nam giáp huyện Long Thành và huyện Cẩm Mỹ, phía Tây giáp huyện Trảng Bom.
Khi mới đi vào hoạt động, dân số huyện Thống Nhất có 144.403 người (có 22 dân tộc, đồng bào có đạo chiếm trên 87% dân số). Đến nay, dân số đã tăng lên 169.323 người với thu nhập bình quân đầu người từ 19 triệu đồng năm 2010 lên 76,3 triệu đồng năm 2022, đạt trên 80 triệu đồng năm 2023.
Giai đoạn 2004-2023, giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng bình quân 18%/năm, cao nhất trong các ngành. Từ chỗ có ít cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, đến nay, huyện có 800 cơ sở hoạt động, giá trị đóng góp năm 2023 khoảng 13.000 tỷ đồng, gấp hơn 25 lần so với khi mới thành lập huyện.
Hiện tại, huyện có Khu công nghiệp Dầu Giây 330ha, sắp tới mở rộng thêm 145ha; có quy hoạch mở rộng khu công nghiệp Long Khánh khoảng 500ha trên địa bàn xã Xuân Thiện và 4 cụm công nghiệp là Hưng Lộc, Quang Trung, Quang Trung 1 và Quang Trung 2.
Đề xuất phát hành trái phiếu làm đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP. HCM
Một thành phố sắp tăng gấp đôi diện tích, trở thành đô thị vệ tinh của TP. HCM