Bất động sản

Hơn 2 thập kỷ và hàng chục tỷ USD cho đề án đường sắt tại Hà Nội

Nguyên Bùi 02/07/2024 06:39

Đề án vừa được trình lên tại Thủ đô sẽ được chia thành 3 phân kỳ đầu tư với gần 600km đường sắt được xây dựng.

Sáng ngày 1/7, tại kỳ họp thứ 17 của HĐND TP. Hà Nội nhiệm kỳ XVI, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường đã trình đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị cho Thủ đô.

Thông tin cho biết, đề án được chia thành 3 phân kỳ đầu tư kéo dài trong 22 năm, với dự tính nhu cầu vốn trên 55 tỷ USD.

duong-sat-do-thi-ha-noi-8905.jpg
Tuyến đường sắt Hà Nội

Cụ thể, phân kỳ thứ nhất kéo dài 7 năm (2024-2030) với mục tiêu hoàn thành xây dựng 96,8km đường sắt (bao gồm các tuyến số 22, số 3, số 5) và tiến hành chuẩn bị đầu tư cho 301km đường sắt tiếp theo. Nhu cầu vốn trong phân kỳ thứ nhất là hơn 14,6 tỷ USD, trong đó tổng hợp khả năng cân đối các nguồn vốn có thể huy động được của TP. Hà Nội khoảng 11,57 tỷ USD, còn lại hơn 3 tỷ USD sẽ cần sự hỗ trợ đến từ Trung ương.

>> 'Đại gia' chi gần 2.200 tỷ thâu tóm cảng Nam Hải Đình Vũ, tham vọng trở thành 'ông trùm' cảng biển Hải Phòng

Phân kỳ thứ hai (2031-2035), sẽ hoàn thành đầu tư xây dựng 301km đường sắt (gồm các tuyến số 1, 2A kéo dài đến Xuân Mai, 4, 6, 7, 8, tuyến kết nối các đô thị vệ tinh). Nhu cầu vốn dự kiến trong phân kỳ này khoảng 22,572 tỷ USD, trong đó TP. Hà Nội sẽ tự cân đối được 16,99 tỷ USD, còn lại hơn 5,5 tỷ USD cần được Trung ương hỗ trợ.

Phân kỳ cuối cùng sẽ kéo dài 1 thập kỷ (2036-2045), đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng hơn 200km đường sắt đô thị các tuyến điều chỉnh, bổ sung theo Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô điều chỉnh được phê duyệt. Nhu cầu vốn trong phân kỳ cuối là hơn 18,2 tỷ USD, TP. Hà Nội sẽ tự cân đối được nguồn vốn.

Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, những số liệu nêu trên chỉ là dự kiến, cần được nghiên cứu, cập nhật thêm trong quá trình hoàn thiện đề án và chuẩn bị đầu tư các dự án.

Được biết, mục tiêu đề án là phát triển hệ thống đường sắt đô thị thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải công cộng và tái cơ cấu phương thức vận tải hợp lý. Hà Nội quyết tâm đạt tỷ lệ hành khách công cộng 50-55% vào năm 2023 và 65-70% sau năm 2035.

Để đạt được mục tiêu này, thành phố sẽ sử dụng cùng một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ, tối đa hóa liên kết giữa các tuyến đường sắt và hiệu quả hóa chi phí đầu tư, bảo trì, sửa chữa, vận hành.

Ngoài ra, đề án còn bao gồm các chính sách về quy hoạch, thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ tái định cư, huy động vốn, lập dự án, thủ tục đầu tư, thiết kế, đấu thầu, quản lý hợp đồng và điều chỉnh dự án để Hà Nội có thể chủ động hơn.

>> Hai 'đại' dự án nhà ở của Vinhomes được phép bán cho người nước ngoài

Tỉnh hẹp nhất Việt Nam thu hồi hơn 300.000m2 đất xây dự án khu đô thị trăm tỷ đồng

Hà Nội làm 'song cầu' hơn 36.000 tỷ đồng vắt qua sông Hồng, mở ra ‘cửa ngõ’ phát triển mới

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/hon-2-thap-ky-va-hang-chuc-ty-usd-cho-de-an-duong-sat-tai-ha-noi-d126582.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hơn 2 thập kỷ và hàng chục tỷ USD cho đề án đường sắt tại Hà Nội
    POWERED BY ONECMS & INTECH