Điểm đến

Khám phá thương cảng từng sầm uất bậc nhất Việt Nam: Khi xưa còn được coi là "tiểu Tràng An" với 20 phường làm ăn, buôn bán

Hải Yến 03/12/2023 09:03

Năm 2014, khu di tích này đã được nhà nước công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Nét xưa và nay của "tiểu Tràng An" miền Bắc

Phố Hiến xưa được coi là “tiểu Tràng An”, nơi kẻ chợ tấp nập, phồn hoa. Là thương cảng lớn của miền Bắc, Phố Hiến dễ dàng là nơi tiếp nhận những nền văn hóa khác nhau.

Phố Hiến trong hình ảnh quá khứ nằm bên tả ngạn sông Hồng, là một đô thị phát triển ở thế kỷ 15, cực thịnh vào thế kỷ 17. Tại thời điểm đó, Phố Hiến là trung tâm giao thương với nhiều quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha… Dân cư quần tụ khoảng 2000 ngôi nhà và đã hình thành trên 20 phường làm ăn, buôn bán.

Mô phỏng cảnh buôn bán Phố Hiến xưa

Mô phỏng cảnh buôn bán Phố Hiến xưa

Thời gian cứ thế chảy trôi, đã trải qua biết bao nhiêu năm tháng của các thời kỳ gian đoạn lịch sử và những hạt bụi của thời gian, Phố Hiến nhường dần vị trí thương cảng cho Hải Phòng. Nơi đây từng là một trong các thương cảng nổi tiếng và sầm uất bậc nhất Việt Nam.

Cho tới thời điểm hiện tại, con phố ấy đã trở thành khu vực trung tâm của Thành phố Hưng Yên năng động, nối liền với Hà Nam, Thái Bình. Từ thủ đô Hà Nội xuôi quốc lộ 5, rẽ vào đường 39A, đi qua những khoảng không gian đồng nội đưa ta về với Phố Hiến, nơi chứa đựng những tinh hoa văn hóa tự ngàn đời.

Chùa Chuông

Chùa Chuông

Với những tác động của điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế, văn hóa và đời sống, điều còn được giữ lại là các công trình kiến trúc gắn với tôn giáo tín ngưỡng.

Trong đó, nổi bật là 16 di tích tiêu biểu đã được công nhận, nằm trong khu di tích đặc biệt Phố Hiến.

16 di tích tiêu biểu có thể kể tên như: Văn Miếu Xích Đằng, đền Mây, đền Kim Đằng (phường Lam Sơn); đền Trần, đền Mẫu, đền Thiên Hậu, Võ Miếu, chùa Phố, chùa Chuông, đình An Vũ; đền Cửu Thiên Huyền Nữ (phường Lê Lợi), đình - chùa Hiến, Đông Đô Quảng Hội (phường Hồng Châu) và chùa Nễ Châu (xã Hồng Nam)...

Văn miếu Xích Đằng.

Văn miếu Xích Đằng.

Với những giá trị đặc biệt về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, năm 2014 khu di tích Phố Hiến Hưng Yên đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là khu Di tích quốc gia đặc biệt.

Hiện nay, các di tích được trùng tu, tôn tạo, bảo tồn nhằm gìn giữ những nét đẹp văn hóa của Phố Hiến vang bóng một thời cũng như thúc đẩy, quảng bá du lịch Hưng Yên.

Bên cạnh một số công trình còn lưu giữ nguyên trạng thì nhiều công trình cổ cũng không còn nguyên vẹn nữa, mà chủ yếu là phục dựng, tôn tạo. Nhiều công trình theo thời gian cũng đã xuống cấp.

Đền Mẫu.

Đền Mẫu.

Khu vực thương cảng sầm uất với tàu thuyền ngược xuôi xưa, nay gần như lùi khá sâu với sông Hồng do sự bồi đắp và đời sống ngày càng mở mang, phát triển của người dân.

Đường Phố Hiến nhộn nhịp với Đông Đô Quảng Hội - Thiên Hậu Cung, nơi hội họp của các thương gia nước ngoài, được coi là trung tâm Phố Hiến thời bấy giờ là con phố nhỏ, yên bình dựa mình bên triền đê, rặng nhãn cùng các công trình hiện đại khác.

Đặc sản và lễ hội văn hóa dân gian tại phố Hiến

1. Nhãn lồng Hưng Yên

Chắc hẳn chúng ta đã quá quen với câu ví von của dân gian: “Nhãn lồng Hưng Yên” nói về thứ nhãn đặc sản của riêng mảnh đất này. Phố Hiến có đặc sản nổi tiếng cả nước là nhãn lồng, loại nhãn này cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ, ăn vừa ngọt vừa ngon.

Empty

Cây nhãn Tổ có từ thế kỷ thứ 16, đến nay vẫn xum xuê cành lá và xưa kia nhãn lồng Hưng Yên được chọn để tiến vua.

2. Lễ hội văn hóa dân gian

Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến – Hưng Yên được tổ chức quy mô, gồm chuỗi những lễ hội cổ xưa được lưu truyền từ bao đời nay, với sự tham gia của nhân dân 12 xã, phường ở thành phố Hưng Yên cùng hàng vạn lượt du khách trong và nước ngoài tham dự.

Empty

Trong lễ hội sẽ có các hoạt động tâm linh và vui chơi thu hút nhiều sự quan tâm của du khách.

Ngoài việc tham quan những quần thể di tích cổ và kiến trúc có từ lâu đời bạn cũng có thể tận hưởng chuyến du lịch phố Hiến Hưng Yên qua cảnh quan đồng nội. Quang cảnh tại đây mang đến sự bình yên dễ chịu bên những hàng cây xanh mát, dòng nước miên man.

>> Một tỉnh sát vách Hà Nội sở hữu quần thể làng hơn 200 năm cổ nhất Việt Nam: 'Báu vật trăm năm' gần như được bảo toàn trọn vẹn

Đỉnh núi 3.049m ở miền Bắc là “nóc nhà thứ hai” khó chinh phục bậc nhất Đông Dương, bên dưới là khu rừng nguyên sinh đẹp như trong truyện cổ tích

"Con đường tâm linh" kỳ vĩ trên đỉnh trời 3.000m của Đông Dương ở miền Bắc: Nơi đặt đại tượng Phật đạt kỷ lục về chiều cao tại Châu Á, 18 tượng La Hán sơn son thếp vàng tỉ mỉ

Theo Chất lượng cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/kham-pha-thuong-cang-tung-sam-uat-bac-nhat-viet-nam-khi-xua-con-duoc-coi-la-tieu-trang-an-voi-20-phuong-lam-an-buon-ban-d112406.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Khám phá thương cảng từng sầm uất bậc nhất Việt Nam: Khi xưa còn được coi là "tiểu Tràng An" với 20 phường làm ăn, buôn bán
POWERED BY ONECMS & INTECH