Kinh doanh "ngược đời" như Chanel: Tăng giá gấp đôi, không bán online vẫn đạt doanh thu kỷ lục
Vượt qua Hermes và Rolex, Chanel đang dẫn đầu trong thị trường hàng xa xỉ đã qua sử dụng.
Thredup ước tính rằng thị trường đồ cũ toàn cầu sẽ tăng lên 248 tỷ đô la vào năm tới và 351 tỷ đô la vào năm 2027.
Mới đây, Gugus - nền tảng giao dịch sản phẩm hàng xa xỉ đã qua sử dụng đã công bố báo cáo “2023 Pre-Owned Luxury Trends” nghiên cứu về thị trường hàng xa xỉ đã qua sử dụng trong nằm 2023. Báo cáo dựa trên dữ liệu từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, bao gồm các giao dịch mua, ký gửi và bán hàng hoàn thành.
Kết quả cho thấy, sản phẩm đã qua sử dụng của thương hiệu Chanel được ưa chuộng nhất. Theo sau là Hermes, Rolex, Louis Vuitton và Cartier. Vị trí của ba thương hiệu Chanel, Hermes và Louis Vuitton không có sự thay đổi so với báo cáo năm 2022 của Gugus.
Trong năm nay, các mặt hàng xa xỉ được ưa chuộng nhất là túi xách chiếm 49%, đồng hồ (21%), trang sức (13%), quần áo (9%), giày (4%) và các vật dụng khác (4%). Báo cáo cũng chỉ ra mặt hàng có giá cao nhất được bán trên Gugus năm nay là đồng hồ Audemars Piguet Royal Oak Gold, được bán với giá 80.748 USD (gần 2 tỷ đồng), gấp 1,3 lần giá bán lẻ ban đầu là 62.222 USD (khoảng 1,5 tỷ đồng).
Chanel là tên thông dụng của một hãng thời trang Pháp, đóng tại thủ đô Paris được Coco Chanel (1883 - 1971) sáng lập. Theo Forbes, công ty Chanel thuộc sở hữu của Alain Wertheimer và Gerard Wertheimer, cả hai là cháu của đối tác ban đầu (1924) của Chanel Pierre Wertheimer.
Lịch sử Chanel
Được thành lập từ những năm 1909-1910 do Gabrielle "Coco" Chanel sáng lập, cái tên Chanel được biết đến như một nhãn hiệu thời trang cao cấp đáng tự hào nhất của ngành công nghiệp thời trang nước Pháp.
Coco Chanel và Pierre Wertheimer |
Nhà sáng lập Coco Chanel cũng là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của nước Pháp. Chanel No.5 chính là chai nước hoa bán chạy nhất thế giới từ trước đến nay. Nhà thiết kế của hãng, Karrl Lagerfeld, là một trong những nhân vật tiếng tăm nhất trong làng thời trang.
Nhưng có lẽ ít ai biết đến những người chủ thực sự của Chanel: gia tộc Wertheimers, những người đã nắm lượng lớn cổ phần tại Lé Parfums Chanel suốt từ khi tập đoàn hàng hiệu này ra đời năm 1924 đến nay. "Gia đình chúng tôi rất kín tiếng", Gerard Wertheimer, một trong hai anh em đang điều hành công ty chia sẻ với phóng viên The New York Times tại 1 show diễn thời trang tại Paris. "Nổi tiếng nhất là những câu chuyện về Coco Chanel, về Karl, về những người làm việc và sáng tạo tại Chanel chứ không phải về nhà Wertheimers".
Không báo giờ bán đồ thời trang trực tuyến và kết quả kinh doanh ấn tượng
Năm 2021, Chanel ghi nhận doanh thu 15,6 tỷ USD, theo số liệu mà hãng chia sẻ với Business of Fashion. Con số này tăng 50% so với doanh số bán hàng năm 2020 và 23% so với nam 2019.
Theo báo cáo tài chính, doanh thu năm 2022 của Chanel đã tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái lên 17,2 tỷ USD, mức doanh thu được đánh giá là cao kỷ lục. Việc tăng giá mạnh chiếm một nửa nguyên do tạo nên mức tăng trưởng doanh thu của Chanel vào năm 2022.
Giám đốc tài chính Patrick Blondiaux của công ty cho rằng sự tăng trưởng này là do có sự kết hợp “cân bằng” giữa việc tăng giá và sản lượng cao hơn. Theo đó, công ty đã tăng giá 3 lần vào năm 2021 và một lần nữa vào đầu năm nay, do chi phí vật liệu và nhân công ngày càng tăng. Tháng 3/2022, Reuters thông tin một số sản phẩm đặc trưng của Chanel có giá cao gấp đôi so với mức người mua phải trả lúc trước đại dịch.
Nhưng bất chấp những thay đổi này, có một điều vẫn giữ nguyên, đó là chính sách của Chanel rằng những khách hàng muốn mua quần áo, đồ trang sức hoặc đồng hồ của hãng sẽ chỉ giao dịch qua kênh bán lẻ trực tiếp.
Blondiaux cho biết: “Chúng tôi không và sẽ không bán thời trang hoặc đồng hồ trực tuyến, mặc dù các nền tảng kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng trong tương tác với khách hàng. Chúng tôi đang đầu tư rất nhiều vào các công cụ kỹ thuật số để kết nối với người tiêu dùng và cung cấp dịch vụ trực tuyến”.
Bất ngờ các ông trùm hàng xa xỉ được gọi tên trong TOP doanh nghiệp nộp nhiều thuế nhất
Gucci, Louis Vuitton, Chanel - hào quang mờ dần trước làn sóng thắt chặt hầu bao
Doanh nghiệp kinh doanh vàng bị phạt hơn 200 triệu vì giả nhãn hiệu Chanel