Thế giới

Láng giềng Việt Nam gây choáng khi chế tạo robot có bộ não làm từ tế bào gốc của con người

Quỳnh Vân 30/06/2024 - 15:58

Các nhà nghiên cứu nước này đã phát triển một loại công nghệ não chip nhằm huấn luyện robot thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

SCMP đưa tin, các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát triển một robot có bộ não nhân tạo được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và được đào tạo để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.

Công nghệ não chip này được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại đại học Thiên Tân và đại học Khoa học - Công nghệ Nam Phương ở Trung Quốc.

Nhóm nghiên cứu đã kết hợp cơ quan não (brain organoid) – một mô có nguồn gốc từ tế bào gốc của con người – với một chip giao diện thần kinh để cung cấp năng lượng cho robot và dạy nó tránh các chướng ngại vật cũng như cầm nắm đồ vật.

Công nghệ này là một nhánh mới phát triển của giao diện não-máy tính (BCI), nhằm mục đích kết hợp các tín hiệu điện của não với khả năng tính toán của máy tính.

Trung Quốc gây choáng khi chế tạo robot có bộ não làm từ tế bào gốc của con người
Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra robot có bộ não làm từ tế bào gốc của con người. Ảnh: Getty Images

Theo đại học Thiên Tân, đây là “hệ thống tương tác thông tin thông minh não-trên-chip nguồn mở đầu tiên trên thế giới” và có thể dẫn tới sự phát triển của khả năng tính toán giống não bộ.

Ming Dong, phó Chủ tịch Đại học Thiên Tân chia sẻ: “Đây là công nghệ sử dụng 'bộ não' được nuôi cấy trong ống nghiệm, kết hợp với một con chip điện cực để tạo thành não trên chip".

Công nghệ BCI đã thu hút được sự chú ý rộng rãi nhờ startup Neuralink do Elon Musk sáng lập. Đây là một giao diện cấy ghép được thiết kế để cho phép bệnh nhân điều khiển thiết bị chỉ bằng suy nghĩ của họ.

Thêm vào đó, đại học Thiên Tân hiện cho biết nghiên cứu của họ có thể dẫn đến sự phát triển trí tuệ lai giữa con người và robot.

Trong một bản thảo được công bố trên tạp chí Brain của Đại học Oxford (Anh) hồi tháng 5, nhóm nghiên cứu viết: “Việc cấy ghép các brain organoid của người vào não sống là một phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chức năng của các cơ quan này. Các mô ghép organoid có hệ thống mạch máu chức năng từ vật chủ và thể hiện sự trưởng thành tiên tiến hơn”.

Trung Quốc gây choáng khi chế tạo robot có bộ não làm từ tế bào gốc của con người
Các robot sở hữu bộ não nhân tạo cũng như chip thần kinh. Ảnh: Đại học Thiên Tân

Cũng trong bài báo, nhóm nghiên cứu tiết lộ họ đã phát triển một kỹ thuật sử dụng siêu âm cường độ thấp, có thể giúp các cơ quan não tích hợp và phát triển tốt hơn trong não.

Họ phát hiện ra rằng khi các mô ghép được xử lý bằng siêu âm cường độ thấp, quá trình phân hóa của các tế bào organoid thành tế bào thần kinh được nâng cao hơn và giúp cải thiện mạng lưới mà nó hình thành với não chủ.

Kỹ thuật này cũng có thể dẫn đến các phương pháp điều trị mới để điều trị các rối loạn phát triển thần kinh và phục hồi tổn thương vỏ não.

Nhóm nghiên cứu giải thích: “Việc cấy ghép cơ quan não được coi là một chiến lược đầy hứa hẹn để khôi phục chức năng não bằng cách thay thế các tế bào thần kinh bị mất và tái tạo lại các mạch thần kinh”.

Đáng chú ý, việc sử dụng siêu âm cường độ thấp trên các cơ quan não được cấy ghép có thể cải thiện những khiếm khuyết về bệnh lý thần kinh trong thử nghiệm trên mô hình chuột sống liên quan đến chứng đầu nhỏ – một chứng rối loạn phát triển thần kinh khiến kích thước não và đầu giảm.

Theo South China Morning Post

>> Tàu thăm dò Trung Quốc mang về gần 2kg mẫu đá từ vùng tối Mặt Trăng, mở ra kỷ nguyên nghiên cứu mới về khoa học vũ trụ

‘Ván cược’ mới của CEO SoftBank: AI thông minh hơn con người 10.000 lần

Quốc gia châu Á sắp 'đón' tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên: Tiêu tốn 12 tỷ USD, vừa ra mắt đã lọt top nhanh nhất thế giới

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/trung-quoc-gay-choang-khi-che-tao-robot-co-bo-nao-lam-tu-te-bao-goc-cua-con-nguoi-240491.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Láng giềng Việt Nam gây choáng khi chế tạo robot có bộ não làm từ tế bào gốc của con người
POWERED BY ONECMS & INTECH