Kiến thức

Lộ diện ‘kho báu’ hơn 12.000 tỷ đồng có niên đại 370 năm dưới sông, có một vật cực hiếm bằng vàng nguyên chất 95% làm 'chấn động' giới khảo cổ

Hải Châu 19/08/2024 15:08

Theo thông tin từ Tân Hoa xã, vào ngày 20/3/2027, các nhà khảo cổ đã phát hiện một kho báu quý hiếm chứa nhiều vàng, bạc từ thời Minh dưới sông Mân, Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Manh mối về kho báu từ triều đại nhà Minh

Vào năm 2006, một số dân làng ở thị trấn Giang Khẩu, tỉnh Tứ Xuyên, vô tình phát hiện vài thỏi vàng khi đi dạo dọc bờ sông Mân. Tin tức lan truyền nhanh chóng, thu hút hàng loạt người đổ về khu vực này với hy vọng tìm thấy kho báu ẩn giấu. Thực tế, nhiều bảo vật quý giá đã lần lượt xuất hiện. Một số người dân may mắn tìm thấy các thỏi vàng, bạc lớn, trong khi những người khác lại nhặt được các món trang sức có giá trị.

Vào năm 2006, một số dân làng ở thị trấn Giang Khẩu, tỉnh Tứ Xuyên, vô tình phát hiện vài thỏi vàng khi đi dạo dọc bờ sông Mân. Ảnh: Tân Hoa xã

Vào năm 2006, một số dân làng ở thị trấn Giang Khẩu, tỉnh Tứ Xuyên, vô tình phát hiện vài thỏi vàng khi đi dạo dọc bờ sông Mân. Ảnh: Tân Hoa xã

Nhận thấy khả năng đây có thể là di vật văn hóa quý hiếm, các chuyên gia cùng lực lượng cảnh sát địa phương nhanh chóng phong tỏa hiện trường và thuyết phục dân làng giao nộp những bảo vật đã tìm thấy. Sau quá trình kiểm kê, tổng giá trị của số di vật văn hóa này ước tính lên đến 300 triệu NDT, tương đương hơn 1.000 tỷ đồng.

Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó. Khi một số người dân phát hiện một chiếc ấn vàng hình con hổ, khắc dòng chữ “Đại nguyên soái Vĩnh Xương” dưới lòng sông Mân, gần nơi tìm thấy những thỏi vàng trước đó, các nhà khảo cổ bắt đầu liên tưởng đến kho báu của Trương Hiến Trung, một nhân vật lịch sử nổi tiếng trong dân gian.

Một số người dân phát hiện một chiếc ấn vàng hình con hổ, khắc dòng chữ “Đại nguyên soái Vĩnh Xương” dưới lòng sông Mân. Ảnh: Internet

Một số người dân phát hiện một chiếc ấn vàng hình con hổ, khắc dòng chữ “Đại nguyên soái Vĩnh Xương” dưới lòng sông Mân. Ảnh: Internet

Theo truyền thuyết, chiếc ấn “Đại nguyên soái Vĩnh Xương” thuộc về Trương Hiến Trung, người lãnh đạo phong trào khởi nghĩa nông dân vào cuối thời nhà Minh. Khi bị quân triều đình truy đuổi, kho báu vàng bạc mà ông mang theo đã bị chìm xuống đoạn sông gần bến tàu thuộc huyện Bành Sơn, tỉnh Tứ Xuyên.

Một bài đồng dao lưu truyền tại địa phương cũng gợi ý về vị trí của kho báu, cho rằng ai tìm được chiếc ấn vàng hình con hổ sẽ xác định được nơi kho báu ẩn giấu. Từ manh mối này, các nhà khảo cổ quyết định rằng kho báu thực sự nằm dưới lòng sông và cần được trục vớt sớm.

Hành trình khai quật kho báu cổ xưa

Truyền thuyết kể rằng kho báu của Trương Hiến Trung có giá trị tương đương kho vàng ở Thành Đô. Ngay cả chính quyền nhà Thanh cũng từng cử người đến Giang Khẩu để tìm kiếm kho báu, nhưng dòng nước sông Mân chảy xiết đã khiến mọi nỗ lực thất bại. May mắn thay, khi kho báu được phát hiện, các chuyên gia Trung Quốc đã áp dụng công nghệ tiên tiến, giúp việc trục vớt trở nên khả thi.

Vào tháng 10/2016, các nhà khảo cổ đã triển khai hơn 20 máy bơm nước công suất lớn, hoạt động liên tục để hút cạn nước sông Mân. Sau 4 tháng kiên trì, lớp phù sa và sỏi cát dưới đáy sông dần lộ diện. Khi bề mặt đáy sông được làm sạch, các chuyên gia đã sử dụng thiết bị radar chuyên dụng để dò tìm kim loại, đảm bảo không bỏ sót bất kỳ di vật quý giá nào.

Các nhà khảo cổ đã triển khai hơn 20 máy bơm nước công suất lớn, hoạt động liên tục để hút cạn nước sông Mân. Sau 4 tháng kiên trì, lớp phù sa và sỏi cát dưới đáy sông dần lộ diện. Ảnh: Internet

Các nhà khảo cổ đã triển khai hơn 20 máy bơm nước công suất lớn, hoạt động liên tục để hút cạn nước sông Mân. Sau 4 tháng kiên trì, lớp phù sa và sỏi cát dưới đáy sông dần lộ diện. Ảnh: Internet

Sau hơn 2 năm khai quật, các nhà khảo cổ đã thu thập hơn 30.000 di vật văn hóa từ đáy sông Mân. Đến năm 2018, cuộc khai quật tiếp tục mang lại nhiều phát hiện quan trọng khác, bao gồm nhiều loại vũ khí chiến đấu có sức công phá đáng kể.

Theo Sohu, cuộc khai quật kéo dài từ tháng 10/2016 đến cuối năm 2018 đã đạt được những kết quả sơ bộ, với tổng giá trị kho báu tìm thấy ước tính lên tới 3 tỷ NDT, tương đương hơn 10.000 tỷ đồng.

Những “báu vật” đã được tìm thấy sau hơn 2 năm khai quật miệt mài

Ông Ngô Thiên Văn, Giám đốc Viện nghiên cứu khảo cổ và di sản văn hóa tỉnh Tứ Xuyên, cho biết kho báu bao gồm nhiều đồng tiền cổ cùng các món trang sức bằng vàng, bạc, đồng và các loại vũ khí bằng sắt như gươm, dao, giáo mác. Quá trình khai quật kéo dài 5 tháng đã thu thập được những di tích văn hóa có giá trị lên tới 500 triệu USD (hơn 12.000 tỷ VNĐ).

Kho báu bao gồm nhiều đồng tiền cổ cùng các món trang sức bằng vàng, bạc, đồng và các loại vũ khí bằng sắt như gươm, dao, giáo mác. Ảnh: Tân Hoa xã

Kho báu bao gồm nhiều đồng tiền cổ cùng các món trang sức bằng vàng, bạc, đồng và các loại vũ khí bằng sắt như gươm, dao, giáo mác. Ảnh: Tân Hoa xã

Trong số các hiện vật được tìm thấy, đặc biệt có một ấn triện bằng vàng nguyên chất, nặng 8kg, được chế tác từ 95% vàng. Chiếc ấn này có kích thước 10x10cm, với tay cầm hình con rùa và dòng chữ "Báu vật của Thục vương". Đáng tiếc, chiếc ấn đã bị chia làm 4 mảnh.

Đặc biệt, có một ấn triện bằng vàng nguyên chất, nặng 8kg, được chế tác từ 95% vàng. Ảnh: Liu Zhlyan

Đặc biệt, có một ấn triện bằng vàng nguyên chất, nặng 8kg, được chế tác từ 95% vàng. Ảnh: Liu Zhlyan

Ấn có kích thước 10x10cm, với tay cầm hình con rùa và dòng chữ

Ấn có kích thước 10x10cm, với tay cầm hình con rùa và dòng chữ "Báu vật của Thục vương". Đáng tiếc, chiếc ấn đã bị chia làm 4 mảnh. Ảnh: Liu Zhlyan

Kho báu còn bao gồm nhiều món trang sức bằng vàng, bạc đã bị nấu chảy thành thỏi, và một số lượng lớn đồng xu vàng quý hiếm được khắc chữ "Tây vương thưởng công". Theo ghi chép trong Minh sử, những đồng xu này được Trương Hiến Trung đặc biệt đúc để khen thưởng cận thần. Chúng rất hiếm và có giá trị nghiên cứu lịch sử cao.

Ngoài ra, các chuyên gia còn tìm thấy nhiều đồng xu từ thời Tây Hán và cả tiền đồng của Nhật Bản. Có thể những tàu buôn qua khu vực này đã vô tình làm rơi chúng xuống đáy sông.

Đáng chú ý, một khúc gỗ kỳ lạ dài khoảng 1m cũng được phát hiện, bên trong có chứa 10 đĩnh bạc với dòng chữ "Năm Sùng Trinh thứ 10, hướng ngân ngũ thập lưỡng, thợ bạc Khương Quốc Khánh". Đây được nhận định là Thanh cương bổng, một công cụ cất giấu bảo vật của Trương Hiến Trung, với hai đầu bịt sắt và bên trong chứa bạc.

Đáng chú ý, một khúc gỗ kỳ lạ dài khoảng 1m cũng được phát hiện, bên trong có chứa 10 đĩnh bạc. Ảnh: Sohu

Đáng chú ý, một khúc gỗ kỳ lạ dài khoảng 1m cũng được phát hiện, bên trong có chứa 10 đĩnh bạc. Ảnh: Sohu

Hiện tại, những hiện vật quý giá này đang được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Quốc gia. Dù kho báu đã được khai quật thành công, nhiều bí ẩn về lịch sử Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn được hé lộ. Các nhà khoa học và những người đam mê lịch sử vẫn đang chờ đợi những khám phá tiếp theo.

>> Láng giềng Việt Nam phát hiện ‘kho báu’ khủng dưới lòng Biển Đông, trữ lượng lên tới 100 tỷ m3

Huy động khẩn cấp 15.000 người, đưa 700 cỗ máy công nghệ khoan sâu vào lòng đất, lộ diện 3 'kho báu' khổng lồ nặng hơn nửa triệu tấn trị giá 210 nghìn tỷ đồng

Đào móng xây tàu điện ngầm ở nước gần Việt Nam, công nhân phát hiện mộ cổ ẩn chứa loạt 'kho báu' khủng

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/lo-dien-kho-bau-hon-12000-ty-dong-co-nien-dai-370-nam-duoi-song-co-mot-vat-cuc-hiem-bang-vang-nguyen-chat-95-lam-chan-dong-gioi-khao-co-d130804.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Lộ diện ‘kho báu’ hơn 12.000 tỷ đồng có niên đại 370 năm dưới sông, có một vật cực hiếm bằng vàng nguyên chất 95% làm 'chấn động' giới khảo cổ
    POWERED BY ONECMS & INTECH