Vị Thái hậu này được biết đến là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Từ Hi Thái hậu vốn là sủng phi của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế. Sau đó, bà trở thành Hoàng Thái hậu khi Hàm Phong Đế qua đời năm 1861. Kể từ đó, bà đóng vai trò nhiếp chính trong các triều đại của hai người con Đồng Trị Đế, Quang Tự Đế và người cháu Tuyên Thống Đế. Với quyền lực và sức ảnh hưởng của mình, Từ Hi Thái hậu là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Vào ngày 15/11/1908, bà qua đời ở điện Nghi Loan. Tuy nhiên sau khi mất, thi thể của bà không được chôn cất ngay theo nghi thức truyền thống mà phải đến một năm sau đó, tức tháng 11/1909, triều đình nhà Thanh mới tiến hành an táng cho Từ Hi Thái hậu. Nguyên nhân được xác định là do dù lăng mộ đã được hoàn thành nhưng Thái hậu cho rằng nó vẫn chưa đủ sang trọng. Năm 1895, bà yêu cầu phá bỏ để xây dựng lại.
Khi so sánh quy mô phần lăng mộ của Từ Hi Thái hậu được thiết kế hoành tráng hơn nhiều so với lăng của Hoàng đế Quang Tự. Bởi vậy, vào thời điểm Thái hậu qua đời, lăng mộ mới chưa được hoàn thiện, nghi lễ chôn cất đã được hoãn lại sau đó một năm.
Bên cạnh đó còn tồn tại một lý do khác là Từ Hi Thái hậu qua đời chỉ một ngày sau khi Hoàng đế Quang Tự băng hà. Và theo quy định của nhà Thanh, tang lễ Hoàng đế bắt buộc phải được tổ chức trước Thái hậu. Sau đó, triều đình phải chờ tới ngày 9/11/1909 mới là ngày tốt để tiến hành nghi lễ cho Thái hậu.
Bà Từ Hi Thái hậu được chôn cất ở lăng Thanh Đông, cách Tử Cấm Thành khoảng hơn 100km. Tuy nhiên, vào tháng 7/1928, vụ trộm mộ khét tiếng nhất lịch sử hiện đại đã diễn ra.
Người cầm đầu vụ trộm lịch sử này được xác định là Tôn Điện Anh cùng toán quân xâm phạm lăng Thanh Đông. Tại đây, Tôn Điện Anh cùng đồng bọn đã vào lăng mộ của Thái hậu, cậy nắp quan tài để lấy đi báu vật quý giá bên trong. Tuy nhiên, khi mở nắp quan tài, tất cả rất ngạc nhiên vì chứng kiến thi thể của Thái hậu như đang nằm ngủ, không có dấu hiệu phân hủy.
Sau này, khi thực hiện các cuộc nghiên cứu, giới khảo cổ nhận thấy rằng thi thể của Thái hậu chỉ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí. Điều này có nghĩa, xác của Từ Hi có bị phân hủy, nhưng do quan tài được bịt kín đã hạn chế quá trình này. Từ đây, hàng loạt những câu hỏi liên quan đến loại quan tài nơi đặt thi thể cỏ bà.
Theo sử sách ghi lại, loại gỗ làm quan tài không phải là loại gỗ thường. Đây là gỗ Kim Tơ Nam Mộc đặc biệt quý hiếm với đặc tính chắc chắn, có hương thơm dịu nhẹ và không thể bị mục nát, biến dạng bất kể thời gian bao lâu.
Ngoài ra, trong quá trình thi công chiếc quan tài phục vụ cho Thái hậu, thợ thủ công còn quét tới 49 lớp sơn dầu bên ngoài. Lớp ngoài cùng được quét một lớp sơn thếp vàng. Tiếp đó, trong quá trình khâm liệm, thi thể của Thái hậu được bảo vệ bằng 13 lớp vải, mỗi lớp lót đều được làm thủ công với độ tinh xảo cao.
Chính nhờ cỗ quan tài đặc biệt này giúp ngăn cách không khí với thi thể của Từ Hi. Nhưng giới chuyên môn tiếp tục đặt câu hỏi. Phải chăng cỗ quan tài bịt kín giúp thi thể không bị phân hủy sau khoảng 20 năm?
Sử sách trong cung từng ghi lại, vào ngày thứ 2 sau sinh nhật tuổi 74, Từ Hi Thái hậu mắc chứng kiết lị nặng, thậm chí có ngày đi ngoài ra máu. Một tuần sau, bà gầy rộc dù được thái y trong cung hết lòng chạy chữa. Và chỉ 7 ngày sau đó, Thái hậu đã từ trần. Vi khuẩn trong ruột và dạ dày là nguyên nhân khiến các xác chết bị phân hủy.
Nhưng trận kiết lị này khiến vi khuẩn trong ruột và dạ dày Thái hậu giảm mạnh. Cùng yếu tố cỗ quan tài đóng kín, không tiếp xúc với không khí bên ngoài được cho là những nguyên nhân quan trọng khiến thi thể chưa phân hủy sau 20 năm.
>> Vị hoàng hậu duy nhất của nền phong kiến Việt Nam trực tiếp cầm quân đánh giặc
Đền thờ duy nhất có lăng mộ vị vua đầu tiên xưng Đế trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Vị vua lên ngôi sớm nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam