Câu chuyện của Tang Ying, 33 tuổi đã thu hút hơn 160 triệu lượt xem trên nền tảng blog Sina Weibo.
Một nhân viên văn phòng ở cho biết cô mất bốn tiếng để thoát hơn 600 nhóm chat công việc ngay khi nghỉ việc vào giữa tháng 12 để đi "tìm lại sự bình yên".
Câu chuyện của Tang Ying, 33 tuổi đã thu hút hơn 160 triệu lượt xem trên nền tảng blog Sina Weibo.
Tang Ying từng là nhà thiết kế cho một công ty bất động sản ở Bắc Kinh. Thu nhập mỗi tháng dao động 20.000-30.000 tệ (khoảng 70-100 triệu đồng) nhưng do tính chất công việc áp lực, liên tục tăng ca khiến cô không hài lòng.
Đặc biệt, đảm nhận trách nhiệm giám sát việc thiết kế nội thất của một số cơ sở thương mại và điều phối nhân lực khiến Tang có mặt trong hơn 600 nhóm chat.
Công việc của Tang liên quan đến việc kiểm tra và ký duyệt các thiết kế cho mọi cửa hàng và việc tham gia các nhóm trò chuyện đã trở thành một cách giao tiếp giữa tất cả các bên tham gia dự án.
Tang cho biết bản thân phải có mặt "24 giờ một ngày" để trả lời tin nhắn từ các nhóm. Ngay cả khi đi ra ngoài, cô cũng mang theo máy tính xách tay và luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của khách hàng khi có vấn đề phát sinh.
Tang được yêu cầu phải túc trực “24/24” để kịp thời trả lời tin nhắn từ các nhóm khách hàng, một tình huống khiến cô vô cùng căng thẳng |
"Tôi không dám tắt điện thoại ngay cả khi nghỉ lễ vì sợ bỏ lỡ thông tin quan trọng và gián đoạn công việc, nhất là khi chuẩn bị khai trương cửa hàng mới", cô nói. Người phụ nữ bày tỏ liên tục bị tấn công bởi thông báo từ các nhóm chat công việc và ví bản thân giống như một robot, không có suy nghĩ hay cảm xúc cá nhân.
Bên cạnh đó, âm thanh thông báo liên tục của ứng dụng từ sáng đến đêm khiến Tang Ying sợ hãi. "Bình thường tôi sẽ lướt qua những tin nhắn không liên quan, nhưng có những người liên tục gắn thẻ chú ý vào mọi vấn đề khiến tôi thấy mệt mỏi, căng thẳng", Tang nói.
Cuối cùng cô quyết định nghỉ việc và rời nhóm để được tự do, có thời chăm sóc bản thân và nằm ngoài vòng xoáy của công việc.
“Công việc của cô ấy thật ngột ngạt. Đó là một trải nghiệm tra tấn tinh thần”, một người bình luận. “Nếu tôi là cô ấy, chắc tôi đã suy sụp tinh thần rồi”, một người khác đồng tình.
Nhiều cư dân mạng Trung Quốc cũng bày tỏ sự đồng cảm với cô gái: "Đồng cảm! Bây giờ tôi đang bị vô số nhóm chat công việc làm phiền mỗi ngày, thật khó chịu. Hở ra là bị tag tên trong nhóm, không trả lời kịp sẽ bị sếp chê trách, tim cứ đập thình thịch. Tôi thực sự muốn rời bỏ công việc này và xóa tất cả các nhóm”.
Được biết, sau khi nghỉ việc, người phụ nữ 33 tuổi trở về quê hương ở tỉnh Tứ Xuyên. Quyết định của cô được cả gia đình ủng hộ.
Trải qua cuộc sống tại một ngôi làng cách thành phố Nam Sung 30 km, Tang quyết định bắt đầu kinh doanh bán xúc xích tự làm và thịt muối trực tuyến.
Với sự hỗ trợ của gia đình, cô đã thành lập một cơ sở chế biến nhỏ ở sân sau của ông bà ngoại. Cha cô đã xây dựng một nhà hun khói bằng gỗ từ cây tuyết tùng địa phương và cô đặt mục tiêu tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm thịt ướp muối của mình.
"Thu nhập không cao nhưng bù lại tôi được tận hưởng thời gian sống cho riêng mình", Tang nói.
Người lao động ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện phải đối mặt với áp lực rất lớn do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường việc làm. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên nước này đạt mức cao kỷ lục 21,3% trong tháng 6.
Người lao động ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện phải đối mặt với áp lực rất lớn do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường việc làm. |
Trước đó, năm 2019, một nhân viên nhân sự tại một công ty truyền thông ở tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc đã bị sa thải đột ngột vì không chia sẻ bài đăng về sếp của mình trên tài khoản mạng xã hội cá nhân.
Theo đó, công ty kỳ vọng nhân viên của mình sẽ tạo bài đăng mỗi ngày để nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trên mạng xã hội. Người phụ nữ này sau đó đã đâm đơn kiện công ty ra tòa án lao động.