Mọi công ty trên thế giới đều muốn tới đặt nhà máy, quốc gia châu Á đứng trước cơ hội trở thành ‘cường quốc chip’ toàn cầu

20-03-2024 06:18|Quỳnh Vân

Ấn Độ khẳng định chỉ trong vài năm tới, quốc gia này sẽ nằm trong số 5 nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới.

Ông Ashwini Vaishnaw - Bộ trưởng Bộ Đường sắt, Truyền thông, Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ, cho biết nước này mong muốn trở thành một trong 5 nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới trong 5 năm tới.

Trên chương trình Street Signs Asia của CNBC tuần trước, ông nói rằng ngành công nghiệp chip “là một thị trường rất phức tạp, chuỗi giá trị toàn cầu cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu cực kỳ khó nắm bắt trong bối cảnh hiện tại”.

Đồng thời, ông Vaishnaw cũng khẳng định rằng trong 5 năm tới, Ấn Độ sẽ nằm trong số 5 quốc gia sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới.

Theo công ty nghiên cứu thị trường TrendForce, tính đến tháng 12/2023, Trung Quốc đang nắm giữ khoảng 72% công suất sản xuất bán dẫn toàn cầu, tiếp theo là Hàn Quốc (12%), Mỹ (6%) và Nhật Bản (2%).

CNBC đưa tin, Ấn Độ sẽ được hưởng lợi khi nhiều công ty tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc khi căng thẳng Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Ông Vaishnaw cũng cho hay Ấn Độ tự đánh giá mình là “một đối tác chuỗi giá trị đáng tin cậy” cho các nhà sản xuất thiết bị điện tử, công nghiệp và điện tử quốc phòng, điện tử công suất.

Mọi công ty trên thế giới đều muốn tới đặt nhà máy, quốc gia châu Á đứng trước cơ hội trở thành ‘cường quốc chip’ toàn cầu
Ấn Độ muốn trở thành “cường quốc chip” trong 5 năm tới. Ảnh: CNBC

Được biết hôm 14/3, gã khổng lồ chip Qualcomm (Mỹ) đã khai trương một trung tâm thiết kế mới ở Chennai, Ấn Độ. Cơ sở này sẽ tập trung vào thiết kế công nghệ không dây và giúp tạo ra 1.600 việc làm trong nước.

Giám đốc điều hành Qualcomm bình luận: “Rất nhiều chip của chúng tôi được thiết kế ở Ấn Độ và sự hiện diện đó đang tạo cơ hội cho một số công ty nội địa”.

Tuần trước, Thủ tướng Narendra Modi đã khánh thành 3 nhà máy sản xuất chất bán dẫn. Một trong những nhà máy đó là liên doanh giữa Tata Electronics và tập đoàn chất bán dẫn PSMC của Đài Loan (Trung Quốc).

Chủ tịch PSMC Frank Huang đặt mục tiêu là tạo ra chip bán dẫn đầu tiên của Ấn Độ vào năm 2026.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ Rajeev Chandrasekhar nhấn mạnh: “Các chip sản xuất tại Ấn Độ sẽ giúp thúc đẩy sự hiện diện mạnh mẽ và quan trọng cho Ấn Độ trong chuỗi giá trị toàn cầu, biến quốc gia trở thành trung tâm bán dẫn cho thế giới”.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng bày tỏ lo ngại rằng Ấn Độ vẫn đang tụt hậu trong cuộc chơi sản xuất chất bán dẫn và còn rất nhiều việc phải làm.

Bất chấp điều này, Vaishnaw dự đoán rằng lĩnh vực bán dẫn toàn cầu sẽ trị giá khoảng 1.000 tỷ USD trong vòng 7 năm tới, nhờ vào nguồn nhân lực lớn và đất nước ưu tiên việc tăng cường năng lực sản xuất.

Bộ trưởng nói thêm: “Đây hoàn toàn là thời điểm thích hợp để tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn và chúng tôi đã nhanh chóng đạt được niềm tin của toàn bộ ngành công nghiệp toàn cầu”.

Bên cạnh đó, nhà cung cấp của Apple là Foxconn - vào tháng 11 năm ngoái công bố kế hoạch đầu tư hơn 1,5 tỷ USD vào Ấn Độ để đáp ứng “nhu cầu hoạt động” của công ty.

Bộ trưởng Vaishnaw tuyên bố: “Trên toàn cầu, tất cả các công ty đều chọn Ấn Độ là điểm đến hàng đầu cho quyết định đầu tư tiếp theo”. Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ hiện đang xem xét các đề xuất xây dựng nhà máy bán dẫn với tổng trị giá lên tới 21 tỷ USD.

>> Quốc gia châu Á tăng trưởng nhanh nhất thế giới, GDP vượt xa các ước tính trong quá khứ

Quốc gia châu Á sắp thế chân Mỹ trở thành 'trùm' LNG của thế giới: Dự kiến nắm giữ 25% thị phần toàn cầu, là nhà cung cấp lớn thứ 4 của Việt Nam

Quốc gia châu Á vụt sáng, tham vọng thế chân Trung Quốc trở thành 'công xưởng thế giới' mới

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/moi-cong-ty-tren-the-gioi-deu-muon-toi-dat-nha-may-quoc-gia-chau-a-dung-truoc-co-hoi-tro-thanh-cuong-quoc-chip-toan-cau-226977.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Mọi công ty trên thế giới đều muốn tới đặt nhà máy, quốc gia châu Á đứng trước cơ hội trở thành ‘cường quốc chip’ toàn cầu
    POWERED BY ONECMS & INTECH