Sống

Mỹ nhân nào nhập cung làm nô tỳ nhưng không lâu sau lại "một bước lên tiên" thành vợ Hoàng đế Khang Hy, sống thọ tới 97 tuổi?

Hải Yến 05/10/2023 - 15:52

Nhập cung làm nô tỳ rồi không lâu sau thành vợ Hoàng đế, mỹ nhân này đã có một cuộc đời bình ổn nhờ đứng ngoài các cuộc tranh đấu trong hậu cung khắc nghiệt.

Theo sử sách, vua Khang Hy là một vị vua phong lưu, đa tình nhất thời nhà Thanh. Theo Khang Hy toàn truyện, hậu cung của Khang Hy có khoảng 49 người được phong từ quý nhân trở lên, những người được sắc phong chính thức (bao gồm hoàng hậu, hoàng quý phi, quý phi, phi, tần, quý nhân, thường tại, đáp ứng) thì có khoảng 67 người. Nếu tính cả những người có thân phận thấp hơn nữa, hậu cung của Khang Hy có không dưới 200 người.

Bức vẽ chân dung hoàng đế Khang Hy. Ảnh: Wikipedia

Bức vẽ chân dung hoàng đế Khang Hy. Ảnh: Wikipedia

Giữa chốn hậu cung rất nhiều những mỹ nhân mà ai ai cũng tìm cách tranh giành được sủng ái, thì có một người đẹp nhất quyết đứng ngoài cuộc đấu đá hậu cung đó để đổi lấy một đời bình an.

Mỹ nhân ấy tên là Vạn Lưu Ha Thị, hay còn có tên gọi khác là Ngõa Lưu Cáp Thị.

Vạn Lưu Ha Thị thường được hậu thế gọi là Định phi dù danh phận này mãi cho tới khi hoàng đế Khang Hy băng hà, Ung Thân vương Dận Chân kế vị, lấy hiệu là Ung Chính, bà mới được sắc phong.

Từ cung nữ trở thành phi tần của vua

Theo KK News, Định phi sinh vào năm Thuận Trị thứ 18 (1661), kém Khang Hi 7 tuổi, xuất thân từ tầng lớp bao y thuộc gia tộc Vạn Lưu Cáp Thị (có tài liệu nói là Ngõa Lưu Cáp Thị) của Mãn châu chính hoàng kì.Thân phụ là chính ngũ phẩm Lang trung kiêm tá lĩnh Đà Nhĩ Bật. Theo nghiên cứu của các nhà sử học, gia tộc Vạn Lưu Cáp thị nhiều đời làm trong Tân Giả khố, tức đảm nhiệm việc ẩm thực cho hoàng gia và quản lý ngự thiện phòng.

Bởi vì xuất thân thấp kém, năm 14 tuổi, Vạn Lưu Cáp Thị nhập cung thông qua cuộc tuyển chọn cung nữ của thượng tam kì.

Định phi thời đó được miêu tả là có nhan sắc tuyệt đẹp, tính cách dịu dàng và ôn nhu. Vậy nên mặc bà xuất thân từ tầng lớp thấp kém, bà vẫn chinh phục được trái tim của hoàng đế phong lưu và đa tình như Khang Hy.

Bức vẽ chân dung Định phi. Ảnh Qulishi

Bức vẽ chân dung Định phi. Ảnh Qulishi

Theo sách Cung nữ đàm vãn lục, trong triều đại Thanh, quy tắc về hậu cung được duy trì một cách nghiêm ngặt, và các cung nữ không được phép tiếp cận trực tiếp vua, chỉ được phục vụ các phi tần. Tuy nhiên, Định phi đã chinh phục Khang Hy một cách ngẫu nhiên thông qua một lần phục vụ vua trong cung.

Nhan sắc xinh đẹp và tính cách dịu dàng của cung nữ Vạn Lưu Ha Thị đã khiến Khang Hy rung động, dẫn đến quyết định chọn bà làm phi tần, từ bỏ thân phận nô tỳ của bà.

Không màng sủng ái mà tránh xa đấu đá hậu cung, sống thọ tới 97 tuổi

Trong thời Khang Hy, hậu cung có rất nhiều mỹ nhân dù được Hoàng đế sủng ái nhưng không ai nhận được sắc phong chính thức. Vạn Lưu Ha Thị cũng nằm trong số những mỹ nhân này. Kẻ cả khi Vạn Lưu Ha Thị 25 tuổi và sinh cho Khang Hy hoàng tử thứ 12, Dận Đào, bà cũng chưa được phong một phân vị chính thức nào.

Mãi đến năm Khang Hy thứ 57 (1718), Hoàng đế quyết định sắc phong 6 phụ nữ trong hậu cung, có độ tuổi từ 40 - 60 và đã sinh hoàng tử. Vạn Lưu Ha Thị, lúc đó 57 tuổi, mới được sắc phong danh phận Định tần - một trong bốn phân vị thấp nhất trong hậu cung nhà Thanh.

Có một số ghi chép cho rằng Định phi không được sủng ái, phong tước vị như vậy là vì bà chủ động tránh xa cuộc chiến tranh sủng trong hậu cung. Khang Hy, trong thời gian đó, đã có tứ đại sủng phi, được gọi là "Huệ Nghi Vinh Đức" (Huệ phi, Nghi phi, Vinh phi, Đức phi), tất cả đều nổi tiếng với vẻ đẹp quyến rũ và sức hấp dẫn.

Mặc dù Vạn Lưu Ha Thị cũng sở hữu vẻ đẹp không kém, nhưng bà có tính cách ôn hòa, khiêm tốn, hơn nữa cũng không tham gia vào cuộc đấu tranh sủng ái trước mặt Khang Hy. Chính vì điều này, hoàng đế cũng không thường xuyên tới với bà.

Nhan sắc Định Phi tái hiện trên phim ảnh. Ảnh: Internet.

Nhan sắc Định Phi tái hiện trên phim ảnh. Ảnh: Internet.

Sự khiêm tốn của Định phi còn ảnh hưởng đến con trai bà, hoàng tử thứ 12 Dận Đào (Lý Ý thân vương). Định phi không khuyến khích con trai tham gia vào cuộc đấu tranh quyền lực trong hậu cung. Dận Đào là một trong những hoàng tử không tham gia vào cuộc chiến đoạt đích (Cửu vương đoạt đích) để giành ngôi vị hoàng đế khi Khang Hy còn sống. Điều này đã giúp Dận Đào được trọng dụng dưới triều đại Ung Chính và Càn Long.

Sau này, khi Ung Chính lên ngôi, phụng ý chỉ của Nhân Thọ Hoàng thái hậu Ô Nhã thị, tôn bà là hoàng khảo Định phi: “Trẫm niệm tình mẹ của thập nhị a ca nhiều năm hầu hạ hoàng khảo (tức Khang Hi) kính cẩn, khiêm nhường, ở tước tần đã lâu, nay tấn phong là phi”.

Dưới triều Ung Chính, Định phi Vạn Lưu Cáp Thị xuất cung dưỡng già tại phủ đệ của con trai tức Lý thân vương phủ. Con trai của Định phi, Lý Ý thân vương, qua đời ở tuổi 79 và cũng là người sống thọ nhất trong số các hoàng tử con của hoàng đế Khang Hy.

Dưới triều Càn Long, tuy không tiếp tục tôn phong cho Định phi nhưng vào mỗi dịp lễ Tết hoặc yến tiệc của hoàng gia, Hoàng đế đều hạ chỉ đón bà vào cung tham dự. Khi Định phi Vạn Lưu Ha thị qua đời, Hoàng đế Càn Long cũng đích thân đến trước mộ bà tế rượu.

NSƯT Bảo Quốc tuổi 74: Yêu vợ sắt son nửa thế kỷ, sở hữu loạt dinh thự trị giá hàng triệu đô trải dài từ Việt Nam sang Mỹ

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ nhận định ý tưởng quỹ dự trữ Bitcoin quốc gia là 'điên rồ'

Nhà đầu tư 'nín thở' chờ đợi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/my-nhan-nao-nhap-cung-lam-no-ty-nhung-khong-lau-sau-lai-mot-buoc-len-tien-thanh-vo-hoang-de-khang-hy-song-tho-toi-97-tuoi-d109464.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Mỹ nhân nào nhập cung làm nô tỳ nhưng không lâu sau lại "một bước lên tiên" thành vợ Hoàng đế Khang Hy, sống thọ tới 97 tuổi?
    POWERED BY ONECMS & INTECH