Mỹ tung 8,5 tỷ USD giải cứu 'vua chip' Intel
Đây là khoản tài trợ lớn nhất trong trong khuôn khổ Đạo luật CHIPS và khoa học.
Chính phủ Mỹ và Intel có thể sẽ hoàn tất thỏa thuận cung cấp khoản tài trợ trực tiếp 8,5 tỷ USD cho hãng sản xuất chip này trước cuối năm nay, tờ Financial Times đưa tin hôm 27/9.
Các cuộc thảo luận đang ở giai đoạn nâng cao, nhưng không có gì đảm bảo rằng chúng sẽ được hoàn tất trước cuối năm 2024, báo cáo cho biết. Đồng thời, bất kỳ thương vụ mua lại toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh của Intel đều có thể gây rủi ro gián đoạn các cuộc đàm phán.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trao cho Intel gần 20 tỷ USD tiền tài trợ và cho vay vào tháng 3 năm nay để thúc đẩy sản lượng chip bán dẫn trong nước của công ty.
Đây là khoản tài trợ lớn nhất trong trong khuôn khổ Đạo luật CHIPS và khoa học. Thỏa thuận sơ bộ là khoản tài trợ trị giá 8,5 tỷ USD và khoản vay lên tới 11 tỷ USD cho Intel tại Arizona, trong đó một phần tiền tài trợ sẽ được sử dụng để xây dựng hai nhà máy mới và hiện đại hóa một nhà máy hiện có.
Reuters đưa tin đầu tháng này rằng Qualcomm đã tiếp cận Intel để tìm hiểu khả năng mua lại nhà sản xuất chip đang gặp khó khăn này.
Từ vị trí thống trị lĩnh vực sản xuất chip, Intel đã bị Công ty sản xuất thiết bị bán dẫn Đài Loan (TSMC) vượt mặt, trong khi không thể cạnh tranh nổi với Nvidia và AMD trong sản xuất loại chip dùng cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang bùng nổ.
Theo Reuters
Chuyên gia: Việc Qualcomm mua lại Intel là ‘vô lý’
Thương vụ sáp nhập của Intel và Qualcomm gây lo ngại về luật chống độc quyền