UBS: Thuế quan của ông Trump 'bóp nghẹt' đà phục hồi của siêu cường số 1 châu Á
Các nhà phân tích của UBS nhận định trong một báo cáo mới đây rằng: "Việc Mỹ tăng thuế là rào cản lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay, có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu, đầu tư doanh nghiệp và tiêu dùng hộ gia đình của nước này".
Một cuộc khảo sát mới nhất của Reuters cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể giảm xuống mức 4,5% vào năm 2025 và tiếp tục xuống 4,2% vào năm 2026. Các nhà hoạch định chính sách nước này dự kiến sẽ "tung thêm" các biện pháp kích thích mới để giảm tác động từ việc Mỹ sắp tăng thuế quan.
Cụ thể, theo dự đoán trung bình của 64 nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 4,9% trong năm 2024, gần đạt mục tiêu tăng trưởng hàng năm khoảng 5% của Chính phủ, nhờ các biện pháp kích thích và xuất khẩu mạnh mẽ.
Tuy nhiên, nền kinh tế lớn nhất châu Á đang đối mặt với căng thẳng thương mại gia tăng với Mỹ, khi Tổng thống đắc cử Donald Trump, người từng đề xuất tăng mạnh thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sắp quay lại Nhà Trắng vào tuần tới.
Các nhà phân tích của UBS nhận định trong một báo cáo mới đây rằng: "Việc Mỹ tăng thuế là rào cản lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay, có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu, đầu tư doanh nghiệp và tiêu dùng hộ gia đình của nước này".
Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc được các chuyên gia dự báo cũng sẽ tiếp tục suy giảm trong năm 2025, nhưng với mức độ tác động nhỏ hơn đến tăng trưởng.
Theo khảo sát, tăng trưởng GDP quý IV/2024 của Trung Quốc có khả năng cải thiện lên 5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 4,6% của quý III, nhờ hàng loạt biện pháp hỗ trợ bắt đầu phát huy tác dụng.
Tính theo quý, GDP của Trung Quốc dự kiến tăng 1,6% trong quý IV/2024, so với mức tăng 0,9% trong quý III. Chính phủ Trung Quốc sẽ công bố số liệu GDP quý IV và cả năm 2024 cùng với dữ liệu hoạt động tháng 12/2024 vào ngày 17/1.
Nền kinh tế Trung Quốc đang phải "vật lộn" để lấy lại tăng trưởng kể từ khi đà phục hồi sau đại dịch không còn. Nước này đang phải chịu hàng loạt sức ép khi cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài, nhu cầu yếu và mức nợ của chính quyền địa phương cao gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, làm giảm niềm tin của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tại cuộc họp định hướng chính sách vào tháng 12/2024, Trung Quốc đã cam kết tăng thâm hụt ngân sách, phát hành thêm trái phiếu và nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025.
Theo Reuters
>> Mỹ-Trung có thể làm bùng lên xung đột thương mại giữa hàng loạt quốc gia, chuyện gì đã xảy ra?