Trước khó khăn của thị trường địa ốc, nhiều môi giới đã phải nghỉ việc. Những người ở lại cũng cần phải có bí kíp riêng để có thể tiếp tục tồn tại trên thị trường.
Năm 2022, thị trường bất động sản đánh đấu 1 nốt trầm khi bất động sản gặp nhiều khó khăn từ việc tính thanh khoản giảm dẫn đến tình trạng đóng băng, sự lệch pha cung cầu... Cùng với sự đi xuống của thị trường, môi giới bất động sản trong năm vừa qua cũng đi xuống khi mà tính thanh khoản các dự án bị “đóng băng”. Nhiều người môi giới bất động sản đã cố trụ lại nhưng chỉ chiếm số ít, còn đa phần người thì sẽ lựa chọn ngày nghề khác người cố gắng làm thêm công việc “tay trái” để ổn định thu nhập.
Bước sang năm 2023, thị trường bất động sản đón nhận nhiều tích cực từ việc gói tín dụng 120.000 tỷ đồng được thông qua, các Nghị định như Nghị định 10 được công bố nhằm “giải cứu” thị trường... Vậy trong bối cảnh thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi thì những người lựa chọn gắn bó với môi giới bất động sản có cơ hội nào không?
Một thời huy hoàng
Kể từ thời điểm xảy ra Covid cũng là lúc chúng ta được chứng kiến cơn sốt bất động sản đẩy giá tăng mạnh nhiều lần trong khoảng thời gian từ 2020-2021. Đi cùng với cơn sốt đất là “làn sóng” gia nhập môi giới bất động sản.
Có nhiều lý do để giải thích cho việc môi giới bất động sản tăng ồ ạt trong 2 năm 2020-2021 nhưng lý do chính đó là việc dòng tiền “rẻ” được bơm ồ ạt ra ngoài thị trường nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong đại dịch…trong khi dịch vẫn còn diễn biến phức tạp thì tính đầu cơ của dòng tiền đã được đẩy mạnh sang bất động sản khiến giá bất động sản tăng chóng mặt. Nhận thấy việc kiếm tiền bằng đầu tư bất động sản dễ dàng, người dân đổ xô đầu tư bất động sản và khi nhu cầu người mua tăng mạnh thì lượng môi giới cũng tăng theo.
Môi giới bất động ngồi quán cafe chốt cọc là hình ảnh quen thuộc trong giai đoạn sốt đất |
Là chuyên gia tư vấn quản lý tài sản cho khách hàng, ông Nguyễn Minh Giang chia sẻ: “Tôi còn nhớ, có rất nhiều người là khách hàng của tôi trước năm 2020 nhưng sau đó thì họ lần lượt trở thành đồng nghiệp của tôi trong lĩnh vực bất động sản.. Và “trào lưu” làm môi giới bất động sản nở rộ vào năm 2021, lúc đó mọi nẻo đường đều dẫn về nghề “môi giới bất động sản”. Ngày đó mọi người hay nói vui với nhau rằng “làm bất động sản 1 tháng đủ ăn cả năm”.
Khó khăn bủa vây
Bước sang năm 2022 thị trường bất động sản bắt đầu trầm lắng. Với nhiều vụ việc liên quan tới sai phạm của doanh nghiệp bất động sản cũng như chính sách thắt chặt tiền tệ đã làm thị trường bị đóng băng từ sau quý 1/2022 cho đến nay.
Theo thống kê, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thành lập mới quý 1/2023 giảm 63,2% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp giải thể và ngừng kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản tăng lần lượt là 30% và 60%.
Nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng triển khai các dự án mới, ngừng phát hành tăng vốn và thậm chí nhiều doanh nghiệp sa thải tới 50% nhân viên để giảm tải tối đa chi phí tài chính trong bối cảnh nguồn thu nhập khó khăn mà áp lực trả lãi vay quá lớn.
Sàn giao dịch bất động sản vắng bóng nhà đầu tư. Sale bất động sản chuyển đổi công việc lên tới 80% |
Theo thống kê, trong số 130.000 môi giới đang làm việc cho các doanh nghiệp, sàn môi giới bất động sản, đến thời điểm này chỉ còn chưa đầy 30.000 người còn “bám trụ” với nghề và con số này dự báo sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới, trước tình trạng thị trường bất động sản vẫn chưa thể phục hồi, trong thời gian chờ đợi hoàn thiện quy định pháp lý, ổn định kinh tế vĩ mô.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn còn ảm đạm, nhiều môi giới đã phải bỏ nghề để tìm công việc khác để lo cho cuộc sống hiện tại đó cũng là điều dễ hiểu.
Là người có nhiều năm trong nghề tư vấn và tiếp xúc với rất nhiều sale bất động sản, ông Nguyễn Minh Giang chia sẻ: “Suốt 1 năm qua đã có rất nhiều môi giới bỏ nghề, họ đa phần là những “tay ngang” nhảy sang làm sale bất động sản từ khi có cơn sốt đất hoặc là những bạn trẻ mới vào thị trường nên chưa có sự tích luỹ tốt về kinh nghiệm cũng như tài chính đủ vững vàng. Tôi có trò chuyện với rất nhiều anh chị em sale bất động sản hiện đã tìm công việc mới hoặc quay về công việc chính của họ thì đều có 1 điểm chung đó là “Cần có 1 thu nhập ổn định lo cho cuộc sống trước mắt và chờ đợi con sóng bất động sản tiếp theo thì họ sẽ quay trở lại”. Còn dân sale bất động sản lâu năm thì gần như tỷ lệ bỏ nghề là rất thấp.”
Ông Nguyễn Minh Giang, chuyên gia tư vấn quản lý tài sản khách hàng chia sẻ về môi giới bất động sản thời điểm này |
Khi được hỏi về việc đâu là giải pháp cho những người ở lại, ông Nguyễn Minh Giang chia sẻ, theo quan điểm của ông, thị trường tốt là lúc cần bung hết sức để làm, khi thị trường trầm lắng là lúc thu mình và quan sát. Có nghĩa là, ở thời điểm hiện tại, với những anh chị em đang kiên định theo nghề thì đây là khoảng thời gian để thu mình.
Ông Giang cho rằng, có 3 việc môi giới có thể lựa chọn để "thu mình" hữu ích như sau:
Thứ nhất, dành thời gian trau dồi kiến thức về bất động sản, tìm hiểu về các vị trí bất động sản có dư địa phát triển mạnh trong chu kỳ tới để có bài toán đầu tư tốt nhất cho bản thân và khách hàng.
Thứ hai, ngoài việc dành thời gian tìm kiếm khách hàng mới thì giai đoạn này hãy chăm sóc thật tốt những khách hàng hiện hữu của mình vì chính họ mới là tài sản mình nhìn thấy rõ nhất.
Thứ ba, cần linh hoạt ở việc lựa chọn phân khúc theo bối cảnh thị trường, cùng với đó là bài toán tài chính cá nhân phù hợp trong giai đoạn này để không bị áp lực “cơm áo gạo tiền” hàng ngày”.
Cánh đồng hoang hồi sinh nhờ ‘thành phố chip’, Nhật Bản đặt cược lớn để tìm lại ánh hào quang
Năm Bảy Bảy (NBB) rót gần 4.500 tỷ đồng vào dự án bất động sản vừa được 'hồi sinh'