Ngỡ ngàng với siêu dự án căn cứ hạt nhân tuyệt mật của Trung Quốc: Huy động 60.000 người đào rỗng 2 ngọn núi, mất 17 năm mới hoàn thành

23-11-2023 16:17|Phương Nhi

Trung Quốc từng có nhiều công trình đồ sộ trong lịch sử và một trong số đó là siêu dự án 816 ở ngoại ô Trùng Khánh.

Huy động 60.000 người xây dựng siêu dự án “Trường Thành trong lòng đất” khiến thế giới ngỡ ngàng, Trung Quốc phát minh loạt công nghệ mới

Dự án 816 là cơ sở công nghiệp nguyên liệu hạt nhân thứ hai của Trung Quốc, được xây dựng ở thị trấn Bạch Đào, quận Bồi Lăng thuộc thành phố Trùng Khánh vào năm 1966. Do quyết định xây được Thủ tướng Trung Quốc khi đó Chu Ân Lai ký vào ngày 18/6/1966 nên công trình mang biệt hiệu 816. Dự án nhằm mục đích tổ chức các cuộc họp nội bộ quan trọng của Trung Quốc. Sau này, dự án 816 được sử dụng như một nơi để thu hút khách du lịch.

Được biết, quốc gia này đã huy động khoảng 60.000 người trực tiếp khoét một ngọn núi lớn và xây dựng một dự án dưới lòng đất với quy mô lớn chưa từng có. Khoảng 12.000 lính công binh đã mất 8 năm để khoan hang và các chuyên gia đã mất 9 năm để lắp đặt thiết bị trong hang. Tổng đầu tư của dự án lên đến 746 triệu nhân dân tệ (hơn 100 triệu USD), tương đương với số tiền để xây đập Tam Hiệp ngày nay và được mệnh danh là “Trường Thành trong lòng đất”.

Hai ngọn núi lớn đã bị đào rỗng với 1,51 triệu m3 đất đá được đào lên và đắp thành 2 ngọn núi khác ở ngay phía đối diện. Nếu dùng đất này để đắp đường có thể xây một con đường dài khoảng 1.500km. Vào thời điểm đó, có thể khoét núi tạo hầm quy mô lớn không phải là điều dễ dàng. Đặc biệt, dự án còn được xây dựng trong môi trường khắc nghiệt, do công cụ thi công thời điểm đó chỉ là kỹ thuật đơn giản, máy khoan đá, thuốc nổ để cắt xuyên qua lớp đá cứng. Do đó, để hoàn thành dự án kịp tiến độ, toàn bộ người lao động đều làm việc suốt ngày đêm.

Huy động 60.000 người xây dựng siêu dự án “Trường Thành trong lòng đất” khiến thế giới ngỡ ngàng, Trung Quốc phát minh loạt công nghệ mới

Sau khi việc xây dựng dự án đã cơ bản hoàn thành, công trình này bao gồm một mạng lưới các đường hầm, các con đường và hang động nhân tạo. Đánh dấu thành tựu hang động nhân tạo lớn nhất thế giới. Siêu dự án này có thể chịu được các cuộc tấn công hạt nhân tương đương 1 triệu tấn thuốc nổ TNT và các trận động đất mạnh từ 8 độ richter trở lên.

Công trình có tổng diện tích xây dựng 104.000m2, gồm 18 hang động và hơn 140 đường hầm nhánh lớn nhỏ với tổng chiều dài hơn 20 km. Hang cao nhất có 12 tầng, cao 79,6m. Hầm dẫn nước trong hang cũng dài gần 3km, có đường kính 3,5m để dẫn nước từ dòng Ô Giang gần đó. Với 8 máy bơm được trang bị, 1/3 lượng nước của Ô Giang có thể được hút lên chỉ trong một lần bơm và đưa vào trong hang.

Huy động 60.000 người xây dựng siêu dự án “Trường Thành trong lòng đất” khiến thế giới ngỡ ngàng, Trung Quốc phát minh loạt công nghệ mới
Huy động 60.000 người xây dựng siêu dự án “Trường Thành trong lòng đất” khiến thế giới ngỡ ngàng, Trung Quốc phát minh loạt công nghệ mới

Công trình đồ sộ này tựa như một mê cung với hệ thống hầm trú ẩn nhằng nhịt trong lòng đất, ghi dấu một siêu dự án hiếm có của Trung Quốc.

Trung Quốc phát minh ra công nghệ mới

Sau những thành tựu đã đạt được của dự án 816, Trung Quốc đã phát triển các công nghệ mới trong xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển đất nước.

Tiêu biểu như phát minh cỗ máy xúc tự động dùng để khoét núi đào hầm, với chiềug cao tương đương tòa nhà 8 tầng và nặng 2.000 tấn. Cỗ máy này có thể san bằng một ngọn núi chỉ trong nửa ngày. Thiết bị máy sử dụng phần mềm điều khiển tự động, bộ điều khiển được tích hợp với hệ thống máy chủ trung tâm.

Nhờ đó, máy xúc này vượt trội hơn hẳn so với các máy xúc truyền thống trước đó. Bên cạnh việc đào đất đá, nó còn có thể thu thập và quản lý nhiều thông tin khác nhau về môi trường xung quanh mỏ kho báu tài nguyên. Hoạt động theo cơ chế không người lái, cỗ máy có thể tự vận hành và làm việc 24 giờ/ngày, từ đó giúp nâng cao hiệu quả công việc. Đồng thời, máy xúc không người lái có thể làm việc trong môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao và thấp, khí độc,...

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã nghiên cứu ra công nghệ TBM tiên tiến tích hợp cơ khí, điện, thủy lực, thông tin, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ cao khác để khoan đá. Từ đó việc xây dựng hầm trở nên hiệu quả và tối ưu chi phí.

Đặc biệt, quốc gia này còn nghiên cứu thành công robot sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ cảm biến. Việc tăng cường sử dụng robot vận chuyển nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng đường hầm giúp hạn chế lao động hoạt động trực tiếp tại công trường.

So với các thao tác thủ công truyền thống, robot này có hiệu quả làm việc cao và an toàn hơn, giảm cường độ lao động và rủi ro lao động, đồng thời rút ngắn đáng kể chu trình xây dựng.

Ngày nay, một phần dự án 816 đã trở thành dự án du lịch cấp quốc gia Trung Quốc. Phần còn lại của công trình 816 đang chờ được khai thác trong giai đoạn 2 và vẫn thuộc quyền sở hữu của quân đội. Được biết, Trung Quốc đã kết hợp với xử lý âm thanh và ánh sáng hiện đại, du khách có thể trải nghiệm một cách sống động quá trình xây dựng hầm của Trung Quốc từ nhiều năm trước.

Trung Quốc đạt bước tiến lớn với siêu dự án "mặt trời nhân tạo" lớn nhất thế giới

Siêu dự án 100 tỷ USD của Country Garden bất ngờ "hồi sinh"

Quốc gia Tây Phi “lột xác” nhờ hàng loạt siêu dự án tỷ đô của Trung Quốc

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/huy-dong-60000-nguoi-xay-dung-sieu-du-an-truong-thanh-trong-long-dat-khien-the-gioi-ngo-ngang-trung-quoc-phat-minh-loat-cong-nghe-moi-212194.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Ngỡ ngàng với siêu dự án căn cứ hạt nhân tuyệt mật của Trung Quốc: Huy động 60.000 người đào rỗng 2 ngọn núi, mất 17 năm mới hoàn thành
POWERED BY ONECMS & INTECH