Ông lão không chịu di dời trang trại, khiến đường băng của sân bay bị "bẻ cong" suốt hơn 40 năm

16-11-2023 10:43|Hoàng Yến

Giờ đây những chiếc máy bay cất và hạ cánh ngay trên đầu Takao khi ông đang cặm cụi trồng rau, cuốc đất.

Ông lão không chịu di dời trang trại, khiến đường băng của sân bay bị

Nằm cách thủ đô Tokyo khoảng 40 dặm là sân bay quốc tế Narita, một trong những sân bay lớn nhất và nhộn nhịp nhất ở Nhật Bản. Hơn 100.000 lượt khách qua lại sân bay này mỗi ngày. Tuy nhiên phần lớn không biết nhiều về lịch sử đặc biệt của sân bay Narita và người nông dân 73 tuổi vẫn đang sinh sống ở ngay tại sân bay: ông Takao Shito.

Gia đình Shito đã sinh sống và canh tác đất nông nghiệp ở đây gần 100 năm nay, trải qua 3 thế hệ. Họ trồng lúa, hoa màu và cả chăn nuôi gia súc.

Nhưng câu chuyện thay đổi vào những năm 1960, khi chính phủ Nhật Bản quyết định lấy vùng đất này làm nơi xây dựng 1 sân bay quốc tế mới phục vụ thủ đô Tokyo ngày càng phát triển. Những người nông dân quanh đó, trong đó có bố của ông Takao, đã kháng cự vì không muốn rời đi.

Cuối cùng thì dự án vẫn được tiến hành và trang trại của ông được bao quanh bởi sân bay bận rộn thứ hai ở xứ sở mặt trời mọc. Giờ đây những chiếc máy bay cất và hạ cánh ngay trên đầu Takao khi ông đang cặm cụi trồng rau, cuốc đất.

Ông lão không chịu di dời trang trại, khiến đường băng của sân bay bị

Cuộc tranh chấp giữa gia đình Takao và chính phủ đã bắt đầu từ thời bố của ông. Khi dự án xây dựng sân bay bắt đầu khởi động, làng của Takao có 28 hộ và làng lân cận có 66 hộ sở hữu đất được thu mua để xây sân bay. Nhiều gia đình đã nhận tiền và rời đi nhưng một số người quyết định ở lại, trong đó có nhà Takao.

Khi cha ông qua đời cách đây 30 năm, Takao quyết định tiếp tục đấu tranh để giữ lại mảnh đất của mình. Ông vướng phải nhiều vụ kiện tranh chấp đất đai khi ban quản lý sân bay muốn thu mua nốt số đất còn lại để xây thêm 1 đường băng. Năm 2015, ông đã từ chối khoản đền bù 180 triệu yên (tương đương gần 1,7 triệu USD ở thời điểm đó).

Những mảnh ruộng của Takao đã buộc sân bay phải thay đổi cấu trúc. Một đường băng đi vòng qua trang trại của ông thay vì xuyên thẳng qua phần đất đó. Hiện có tới 5 gia đình đang canh tác ngay trong sân bay Narita.

Tiền không phải là vấn đề

Ông lão không chịu di dời trang trại, khiến đường băng của sân bay bị

Trên khắp thế giới, quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Làng mạc, ruộng đồng dần nhường chỗ cho những ngôi nhà cao tầng hiện đại. Trong quá trình đó, nhiều ngôi nhà và cánh đồng đã vào diện giải tỏa.

Thông thường thì các chủ sở hữu sẽ nhận tiền đền bù và di dời, nhưng cũng có những trường hợp chủ nhà không chịu rời đi, tạo nên những “ngôi nhà đinh” bé nhỏ lọt thỏm giữa những dự án hiện đại hoặc nằm chình ình giữa đường cao tốc.

Hiện tượng nhà đinh phổ biến nhất ở Trung Quốc nhưng trường hợp của ông Takao cũng có thể coi là ngôi nhà đinh. Và nhà đinh ở Nhật Bản cũng khác xa so với nhà đinh ở Trung Quốc. Ông Takao không quan tâm đến tiền mà chỉ muốn trồng trọt trên mảnh đất cha ông để lại và đang sống rất hạnh phúc!

“Tôi không quan tâm đến tiền mà chỉ muốn tiếp tục trồng trọt ở đây. Tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện rời đi. Tất cả những gì tôi làm chỉ là cố giữ phần đất mà tổ tiên để lại”, ông Takao từng nói với các phóng viên.

>> Ngôi nhà 40m2 không chịu di dời khiến đường cao tốc phải xẻ làm đôi

Cháy bệnh viện trong quá trình cải tạo khoa điều trị nội trú, di dời khẩn cấp 71 bệnh nhân, 29 người thiệt mạng: Sự cố phải bắt giữ Giám đốc Bệnh viện 11 và người khác để điều tra cách đây 1 năm

Gần 2.000 cơ sở tại 'thủ phủ chăn nuôi' Đồng Nai ngừng hoạt động

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ong-lao-khong-chiu-di-doi-trang-trai-khien-duong-bang-cua-san-bay-bi-be-cong-suot-hon-40-nam-211112.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ông lão không chịu di dời trang trại, khiến đường băng của sân bay bị "bẻ cong" suốt hơn 40 năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH