Những phát hiện mới nhất này đem lại những hiểu biết có giá trị về đời sống xã hội và phong tục chôn cất trong thời nhà Tống.
Các nhà khảo cổ học của Trung Quốc đã phát hiện 22 ngôi mộ cổ có niên đại gần 1.600 năm trên một ngọn đồi ở làng Laozhuangshi thuộc thành phố Khai Phong - nơi từng là một phủ dưới triều đại Bắc Tống (960-1127).
Cụ thể, những ngôi mộ này bao gồm hai ngôi mộ thời Đông Hán (25-220), 12 ngôi mộ thời nhà Tống (960-1279) và tám ngôi mộ thời nhà Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1644-1911), được tìm thấy trên một ngọn đồi ở làng Laozhuangshi thuộc thành phố Khai Phong, nơi từng là một phủ dưới triều đại Bắc Tống (960-1127).
Chúng chủ yếu được xây dựng dựa theo cấu trúc lò sưởi gạch có cầu thang, được cho là thuộc về một gia đình. Bên trong những ngôi mộ trên, các nhà khảo cổ học đã phát hiện những bức tranh tường được trang trí tinh tế đầy màu sắc theo các chủ đề như hoa, chim, sinh vật thần thoại, đồ nội thất, vũ khí...
Giới chức Viện khảo cổ và di tích văn hóa tỉnh Hà Nam tiết lộ, nhiều vật dụng sinh hoạt cũng đã được tìm thấy như bàn ghế, bộ đồ ăn, rượu, ấm trà, kéo, giá treo quần áo và tủ quần áo…
Được biết, việc bố trí các vật dụng bên trong các ngôi mộ cho thấy hình ảnh sống động về cuộc sống hàng ngày của những người chủ ngôi mộ, mang lại những hiểu biết có giá trị lớn về đời sống xã hội và phong tục chôn cất trong thời nhà Tống.
*Theo Tân Hoa Xã