Sân bay cấp cứu bằng trực thăng đầu tiên ở Việt Nam được Bộ Quốc phòng cấp phép hoạt động, bệnh nhân từ máy bay tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao chỉ mất vài phút

13-04-2024 00:45|Tình Hoàng

Sân bay cấp cứu bằng trực thăng đi vào hoạt động là một nỗ lực rất lớn từ Bệnh viện Quân y 175 (TP. HCM).

Ngày 19/12/2020, sân bay cấp cứu trực thăng trên nóc tòa nhà Viện chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) chính thức đi vào hoạt động. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt mới trong hoạt động cấp cứu ngoại viện, đồng thời đưa Bệnh viện Quân y 175 trở thành bệnh viện đầu tiên tại nước ta có sân bay cấp cứu trực thăng được Bộ Quốc phòng cấp phép hoạt động để phục vụ cho nhu cầu cấp cứu người bệnh.

Sau thời gian dài chuẩn bị, những chuyến bay cấp cứu đường không đầu tiên đã được cấp phép

Sau thời gian dài chuẩn bị, những chuyến bay cấp cứu đường không đầu tiên đã được cấp phép

Trước đó, các trường hợp cấp cứu từ Trường Sa về đất liền đều được chuyển bằng trực thăng cấp cứu về sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó mới chuyển tiếp đến Bệnh viện Quân y 175. Giờ đây, sân bay cấp cứu trực thăng Bệnh viện Quân y 175 đi vào hoạt động sẽ góp phần rút ngắn thời gian di chuyển cũng như tăng khả năng cứu chữa cho các bệnh nhân được chuyển từ đảo về.

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ niềm vui khi những chuyến bay cấp cứu được rút ngắn thời gian, hành trình

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ niềm vui khi những chuyến bay cấp cứu được rút ngắn thời gian, hành trình

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) khi đó đã chia sẻ rằng để đi đến được “sự kiện lịch sử” này, sân bay trước đó đã trải qua quá trình nghiệm thu, bay thử và hội đủ các điều kiện, tiêu chuẩn đưa vào khai thác sử dụng.

Theo đó, ngoài việc vận hành, phục vụ vận chuyển cấp cứu cho chiến sĩ và người dân gặp tai nạn ở Trường Sa, sân bay cũng sẽ trở thành một điểm phát triển cấp cứu nhanh, hướng đến trở thành Trung tâm cấp cứu đa năng đường bộ - đường thủy – đường không.

Sân bay trực thăng trên nóc tòa nhà Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175

Sân bay trực thăng trên nóc tòa nhà Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn cũng đã từng cho rằng trong suốt nhiều năm trước, khi có sự cố cấp cứu bằng đường không, trực thăng phải đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất xong chuyển người bệnh lên xe cứu thương về bệnh viện. Trên thực tế, dù không quá xa nhưng việc vận chuyển đôi khi sẽ gặp các tình trạng như kẹt xe,... sẽ làm chậm trễ “thời gian vàng” cứu sống bệnh nhân.

"Nếu trước đây việc chuyển bệnh từ đảo về đất liền bình quân tốn khoảng 3 giờ 30 phút thì vận chuyển trực tiếp có thể giảm tối đa 20 - 30 phút. Việc thiết lập được đường bay riêng là cả một niềm mơ ước nhằm cướp được giờ vàng để cứu sống người bệnh. Đường bay này có mục đích tối thượng, tất cả vì người bệnh, vì người dân", thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn nói.

Bệnh nhân được vận chuyển đến khu điều trị chỉ trong vòng vài phút kể từ khi trực thăng đáp

Bệnh nhân được vận chuyển đến khu điều trị chỉ trong vòng vài phút kể từ khi trực thăng đáp

Cũng trong sáng ngày 19/12/2020, hai chuyến bay trực thăng vận chuyển hai bệnh nhân cấp cứu (tình huống giả định) đã được Bệnh viện Quân y 175 thực hiện thành công. Tình huống giả định đầu tiên là bệnh nhân đa chấn thương từ Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) được chuyển về cấp cứu tại Bệnh viên Quân y 175. Trong khi đó, tình huống giả định thứ hai là bệnh nhân bị đột quỵ, vận chuyển từ Cần Giờ (TP.HCM) đến Bệnh viện quân y 175.

Các chuyến bay cấp cứu sẽ thực hiện nhiệm vụ quân dân y kết hợp để nâng cao chất lượng phục vụ y tế

Các chuyến bay cấp cứu sẽ thực hiện nhiệm vụ quân dân y kết hợp để nâng cao chất lượng phục vụ y tế

Như vậy, sân bay cấp cứu trực thăng của Bệnh viện Quân y 175 sẽ là điểm phát triển cấp cứu nhanh không chỉ cho các bệnh nhân ở Trường Sa mà còn phục vụ người dân TP. HCM.

Bệnh nhân chỉ mất vài phút từ máy bay tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao nhất

Bệnh nhân chỉ mất vài phút từ máy bay tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao nhất

Bệnh nhân sau khi được trực thăng chuyển đến trên nóc Viện Chấn thương chỉnh hình sẽ nhanh chóng được đội ngũ y bác sĩ đẩy băng ca xuống khu vực cấp cứu. Sân bay cũng được thiết kế lối đi riêng để đảm bảo cho quá trình vận chuyển bệnh nhân diễn ra dễ dàng và nhanh chóng. Tất cả quy trình từ lúc rời khỏi máy bay chỉ mất hơn 5 phút thay vì phải đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất rồi mất thời gian vận chuyển bệnh nhân về bệnh viện.

>> Tỉnh đầu tiên sở hữu 2 sân bay phục vụ dân sự và thương mại cùng lúc, sắp có dự án đặc biệt

Tỉnh sắp có 2 sân bay dân sự, sở hữu một 'đại dự án' 340.000 tỷ biến Việt Nam thành cửa ngõ quốc tế

Sân bay lớn nhất Việt Nam đang 'tìm chủ’ cho hai dự án nghìn tỷ

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/san-bay-cap-cuu-bang-truc-thang-dau-tien-o-viet-nam-duoc-bo-quoc-phong-cap-phep-hoat-dong-benh-nhan-tu-may-bay-tiep-can-dich-vu-y-te-chat-luong-cao-chi-mat-vai-phut-d120335.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Sân bay cấp cứu bằng trực thăng đầu tiên ở Việt Nam được Bộ Quốc phòng cấp phép hoạt động, bệnh nhân từ máy bay tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao chỉ mất vài phút
    POWERED BY ONECMS & INTECH