Sau thời gian trầm lắng, đến nay các dự án bất động sản tại Đồng Nai đang được “khuấy động”, các doanh nghiệp cũng vào “guồng đua” nhờ hấp lực từ cảng hàng không quốc tế Long Thành - sân bay lớn nhất nước ta.
Cập nhật tiến độ thi công sân bay Long Thành
Sân bay quốc tế Long Thành là một sân bay quốc tế đang trong quá trình xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km về hướng Đông. Với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn thành tất cả 3 giai đoạn, đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.
Tính đến cuối tháng 2/2024, một số hạng mục xây dựng sân bay Long Thành đã cơ bản hoàn thành như rà phá bom mìn, xây tường rào ranh giới cảng hàng không (trong phạm vi 1.810ha).
Công tác thi công san nền các khu vực ưu tiên để bàn giao cho thi công kết cấu công trình chính cũng đã hoàn thành, đáp ứng tiến độ 15 tháng theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải. Các khu vực còn lại đang tiếp tục triển khai thi công, đảm bảo đáp ứng đúng theo tiến độ hợp đồng là 38 tháng.
Hết ngày 18/2, tổng khối lượng đào đắp thực tế đạt 93,43% tổng khối lượng thi công. Các khu vực đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay và các khu vực bố trí các dự án thành phần 1, 2, 4 đã hoàn thành theo kế hoạch đề ra theo từng giai đoạn, đảm bảo khởi công đồng bộ các hạng mục chính.
Dẫn tin từ báo Chính phủ, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, trong mùa khô vừa qua (từ tháng 12/2023 - tháng 4/2024), ACV đã tăng cường xe tưới nước dập bụi, tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh các công tác thi công trên công trường nhằm theo kịp tiến độ đã đề ra.
Sân bay Long Thành mở ra “làn sóng” đầu tư cho bất động sản toàn khu
Dự án sân bay Long Thành là điểm nhấn hạ tầng của Đồng Nai nói riêng, khu vực phía Nam nói chung. Ngoài khu vực Long Thành thì Nhơn Trạch, Định Quán, Cẩm Mỹ là các địa phương phụ cận hưởng lợi từ siêu dự án này.
Hiện nay, Đồng Nai đã và đang quy hoạch, mời gọi đầu tư nhiều dự án thương mại, dịch vụ, logistics vùng phụ cận nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động.
Song song đó, tỉnh này cũng nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, chuẩn bị các nguồn lực từ cơ sở hạ tầng đến nhân lực phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp.
Hiện nay một số dự án bất động sản bao gồm căn hộ, nhà phố, biệt thự khu lân cận tại Nhơn Trạch, Long Thành, Cẩm Mỹ (Đồng Nai); hay Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu)… đang rục rịch đón đầu dự án sân bay Long Thành. Song, tín hiệu thấy rõ nhất ở khu vực Long Thành, Nhơn Trạch do có vị trí cận kề sân bay.
Một số dự án bất động sản khu vực này giới thiệu ra thị trường gần đây nhận được sự quan tâm đáng kể. Chẳng hạn dự án FIATO Airport City của Thang Long Real Group, là dự án đã khởi công xây dựng cuối năm 2023, chỉ cách sân bay Long Thành 10 phút di chuyển đang. Đây cũng là dự án căn hộ cao cấp tiên phong tại Nhơn Trạch, tọa lạc tại mặt tiền đường Tôn Đức Thắng (25B), Thị trấn Hiệp Phước. Dự án được nhà đầu tư kì vọng bởi nhu cầu về thuê lưu trú của khách sân bay, hay mua ở của các chuyên gia, kỹ sư cấp cao, nhân viên sân bay… dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai.
Mới đây, Thang Long Real Group đã tổ chức Lễ kí kết với đối tác chiến lược như ABBank, Tổng thầu xây dựng - Phước Thành, Tư vấn thiết kế xây dựng - ALINCO, Nhà thầu cọc lô G2 - Phan Vũ, Tư vấn thiết kế nhà mẫu - Ong&Ong (Singapore)…. hướng tới kế hoạch thúc đẩy tiến độ khánh thành dự án cùng thời điểm sân bay Quốc tế Long Thành đi vào hoạt động.
Sau thời gian trầm lắng, đến nay các dự án bất động sản tại Đồng Nai đang được “khuấy động”, các doanh nghiệp cũng vào “guồng đua” nhờ hấp lực từ sân bay Long Thành.
Theo bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield, sự xuất hiện của sân bay Long Thành khiến bất động sản Đồng Nai có động lực phát triển. Nơi đây sẽ chứng kiến sự phát triển đáng kể ở tất cả các phân khúc, nhất là phân khúc nhà ở có vị trí gần khu vực sân bay.
Ngoài sân bay, trong thời gian ngắn tới sẽ hàng loạt những cây cầu kết nối TP. HCM với Đồng Nai đi vào hoạt động, góp phần không nhỏ cho sự phát triển của thị trường bất động sản nơi đây.
Cụ thể, giữa TP. HCM và Đồng Nai kết nối thông qua 3 cầu đường bộ gồm cầu Cát Lái, Đồng Nai 2 và Phú Mỹ 2. Trong đó, cầu Cát Lái sẽ được ưu tiên triển khai trước từ nay đến năm 2030, 2 cây cầu còn lại sẽ triển khai sau năm 2030.
Về vị trí xây dựng các cây cầu này, cầu Đồng Nai 2 sẽ kết nối giữa TP. Thủ Đức với xã Tam An, huyện Long Thành có quy mô 6 làn xe. Cầu Phú Mỹ 2 sẽ kết nối phía Nam TP. HCM với huyện Nhơn Trạch từ đường Nguyễn Hữu Thọ đi theo đường Hoàng Quốc Việt, vượt sông Đồng Nai sang huyện Nhơn Trạch, cắt ngang khu dân cư Phú Hữu.
Cùng với đó, nhiều dự án hạ tầng giao thông khác đã và đang được triển khai ở khu vực này. Chẳng hạn, tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đang xây dựng cầu Phước Khánh, giúp kết nối huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) với huyện Cần Giờ (TP. HCM). Hay như cầu Nhơn Trạch thuộc dự án thành phần 1A, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch, khởi công năm 2022, dự kiến đưa vào khai thác trong năm 2025.
>> ‘Điểm đen’ ngập lụt tại Huế sắp được xoá bỏ nhờ nguồn vốn 25 tỷ đồng