Các doanh nghiệp Việt Nam đã lên kế hoạch cụ thể để có thể chinh phục thị trường Trung Quốc, nâng cao giá trị xuất khẩu.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 175,6 tỷ USD, tăng 5,5% so với năm 2021. Tuy nhiên, kim ngạch thương mại Việt Nam với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) mới chỉ chiếm 0,01% trong tổng kim ngạch thương mại hai nước.
Con số này được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay khi Trung Quốc chính thức mở cửa biên giới từ ngày 8/1, rất nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc đã có nhu cầu nhập khẩu nông sản của Việt Nam. Nắm bắt cơ hội này, các doanh nghiệp Việt Nam đã lên kế hoạch cụ thể để có thể chinh phục thị trường này, nâng cao giá trị xuất khẩu.
Với việc Trung Quốc mở cửa trở lại biên giới, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Toàn Cầu đặt mục tiêu sẽ xuất từ 800 - 1.000 tấn vải tươi sang thị trường này trong mùa vụ 2023.
Còn với thế mạnh là các loại trà từ hoa trà vàng của Quảng Ninh, Hợp tác xã Sản xuất và Kinh doanh Huy Hoàng đang xúc tiến đàm phán để xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc năm nay.
Theo Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương, bên cạnh sầu riêng, khoai lang tím, yến sào là những loại nông sản được ưa chuộng. Hiện có rất nhiều nông sản nhiệt đới phía Trung Quốc đang có nhu cầu lớn từ phía Việt Nam. Vì vậy, Cục sẽ tăng cường kết nối giao thương tiếp, tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai nước cung ứng chính ngạch.
Bộ Công Thương cũng khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam có một kế hoạch xuất khẩu rõ ràng đầy đủ các mặt hàng sang Trung Quốc, tìm hiểu kỹ những thay đổi về quy định chất lượng của thị trường sở tại, đa dạng kênh xuất khẩu chính ngạch để nâng cao hiệu quả đơn hàng trong năm 2023.
Xuất khẩu nông sản Việt lập kỷ lục với 56 tỷ USD, Mỹ và Trung Quốc 'bao tiêu' tới một nửa
Mỹ và Trung Quốc ‘bao mua’ gần một nửa, xuất khẩu nông sản lập kỷ lục lịch sử