Theo báo cáo của Chứng khoán BIDV (BSC), nguyên vật liệu, viễn thông, ngân hàng là 3 ngành giảm mạnh nhất tháng 5/2022 khi lần lượt mất 13,4%, 9,48% và 7,05% so với tháng 4.
Thị trường chứng khoán tiếp tục chứng những phiên giảm điểm mạnh trong tháng 5/2022, đặc biệt VN-Index đã giảm hơn 10% trong 3 phiên liên tiếp từ 13 - 16/5.
Tâm lý giao dịch trở nên bi quan quá mức khi VN-Index về mốc 1.171,95 điểm tuy nhiên sau đó thị trường đã hồi phục trở lại và tích cực vào giai đoạn cuối tháng.
Kết tháng 5/2022, VN-Index đóng ở mức 1.292,68 điểm - giảm 74,12 điểm (-5,42% so với cuối tháng 4); HNX-Index giảm 50,07 điểm (-13,69%) xuống 315,76 điểm; UPCoM-Index cũng giảm 8,86 điểm (-8,5%) xuống 95,45 điểm.
Giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường đạt hơn 770 triệu USD/phiên - giảm 31,93% so với tháng 4. Thanh khoản tháng 5 tiếp tục sụt giảm trong bối cảnh thị trường giảm sâu, tâm lý tiêu cực bao trùm thị trường và không có nhiều thông tin hỗ trợ.
Theo báo cáo của Chứng khoán BIDV (BSC), nguyên vật liệu, viễn thông, ngân hàng là 3 ngành giảm mạnh nhất tháng 5/2022 khi lần lượt mất 13,4%, 9,48% và 7,05% so với tháng 4.
Ở chiều ngược lại thì họ dầu khí, công nghệ thông tin có diễn biến khởi sắc với tỷ lệ tăng tương ứng là 9,09% và 2,93%.
Về diễn biến dòng tiền cá nhân, nhóm này tiếp tục bán ròng 487 tỷ đồng trên HOSE trong tháng 5 vừa qua trong đó bán ròng đột biến 1.157 tỷ đồng cổ phiếu ngành hóa chất; ngành công nghệ thông tin bị chốt 818 tỷ đồng, nhóm bán lẻ bị xả 700 tỷ đồng, nhóm hàng & dịch vụ công nghiệp bị rút 456 tỷ đồng và cổ phiếu hàng cá nhân & gia dụng bị đẩy 297 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu địa ốc bất ngờ trở thành nhóm thu hút phần lớn lực cầu trong tháng 5 với giá trị áp đảo 1.988 tỷ đồng trong bối cảnh nhóm này diễn biến kém sắc với chỉ số giá ngành giảm 5,2%, chỉ số dòng tiền so với thanh khoản chung của toàn thị trường cũng giảm từ 21,32% còn 20,17%.
Dòng tiền cá nhân cũng xuống tiền ở nhóm tài nguyên cơ bản với đại diện là nhóm thép - tổng giá trị mua đạt 1.072 tỷ đồng - gấp 4 lần tháng trước đó. Hay như hóm dịch vụ tài chính cũng được gom thêm 1.013 tỷ đồng trong tháng 5.
Ngoài ra, lực mua cá nhân cũng phân bổ tại nhiều nhóm như du lịch & giải trí (297 tỷ đồng), dầu khí (155 tỷ đồng), truyền thông (12 tỷ đồng).
Cụ thể dòng tiền, cổ phiếu DIG hút ròng 1.293,7 tỷ đồng; HPG được mua ròng 917,7 tỷ đồng; STB (867,7 tỷ đồng), SSI (822,4 tỷ đồng), VIC (486,4 tỷ đồng), NVL (289,6 tỷ đồng), VJC (272,6 tỷ đồng), DXG (257,7 tỷ đồng), VND (238,7 tỷ đồng) và NKG (215,8 tỷ đồng).
Ở chiều ngược lại, STB bị bán ròng với 813,8 tỷ đồng, MWG bị xả ròng 582,8 tỷ đồng, DPM (498,7 tỷ đồng), DCM (350,6 tỷ đồng) và DGC (312 tỷ đồng). Lực bán với giá trị dưới 500 tỷ đồng cũng xuất hiện tại các cổ phiếu CTG, NLG, MBB, PNJ, VPB.
VN-Index tiếp đà hồi phục, một cổ phiếu VN30 tím trần
Thị trường 9 triệu tài khoản, sao VN-Index quẩn quanh mốc 1.200 điểm?