Theo quy hoạch, huyện Đông Sơn sẽ được nhập vào thành phố Thanh Hóa, và sẽ phát triển đô thị toàn bộ địa giới hành chính này.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt chương trình phát triển đô thị đến năm 2040 gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn; tổng nhu cầu vốn đầu tư triển khai chương trình này khoảng hơn 158 nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, tổng nhu cầu vốn đầu tư triển khai chương trình phát triển đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 dự kiến khoảng 158.831,57 tỷ đồng. Trong đó đến năm 2025 là 40.892,57 tỷ đồng; giai đoạn từ năm 2026-2030 là 51.636,5 tỷ đồng; giai đoạn từ năm 2031-2040 là 66.302,5 tỷ đồng.
Dự kiến, nguồn vốn từ ngân sách trung ương khoảng 6.140,36 tỷ đồng; nguồn vốn từ ngân sách tỉnh khoảng 46.778,94 tỷ đồng; nguồn vốn từ ngân sách thành phố khoảng 21.182,26 tỷ đồng; nguồn vốn từ vốn vay ODA khoảng 4.500 tỷ đồng; nguồn vốn xã hội hóa khoảng 80.230,01 tỷ đồng (chủ yếu từ các dự án khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn).
Trong đó, tỉnh Thanh Hóa ưu tiên nguồn vốn đầu tư công để đầu tư các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật khung, công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối cho từng giai đoạn 5 năm và 10 năm; huy động các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công để đầu tư các dự án phát triển hạ tầng đô thị và các dự án khác để hoàn thiện, nâng cao các tiêu chuẩn về phân loại đô thị.
Dự kiến điều chỉnh địa giới hành chính theo hướng nhập huyện Đông Sơn vào TP. Thanh Hóa |
>> Doanh nghiệp nhà 'đại gia' xứ Thanh kín tiếng Trương Lâm chi gần 360 tỷ làm nhà máy sản xuất giầy
Theo Quyết định, mục tiêu nhằm phát triển đô thị Thanh Hóa (bao gồm thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn) hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị loại I. Cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển đô thị cần đạt được cho từng giai đoạn hàng năm, 5 năm phù hợp quy hoạch chung đô thị và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Lập danh mục các dự án đầu tư phát triển đô thị gồm quy mô dự án, khái toán kinh phí thực hiện, dự kiến nguồn vốn và thời gian thực hiện làm cơ sở để bố trí nguồn vốn và huy động các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng phát triển đô thị Thanh Hóa.
Theo chương trình phê duyệt, dự kiến điều chỉnh địa giới hành chính theo hướng nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa, nhập phường Tân Sơn vào phường Phú Sơn.
Theo đó, trước năm 2025 sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa, mở rộng khu vực nội thành, thành lập thêm 7 phường mới trên cơ sở nguyên trạng các xã, thị trấn.
Thanh Hóa là 1 trong những trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistic, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; 1 cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc Việt Nam.
Năm 2023 tỉnh Thanh Hóa có 19/25 chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu đạt và vượt kế hoạch. Kinh tế tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,01%, đứng thứ 29/63 tỉnh, thành phố và đứng thứ 3 trong nhóm các tỉnh, thành phố có quy mô GRDP lớn nhất cả nước.
Gần 42.000 tỷ đồng là tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa năm 2023, đạt 118,6% dự toán và tiếp tục dẫn đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng 4,16% so với năm 2022. Công nghiệp tăng 8,67%. Các hoạt động văn hóa - xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực; ổn định đời sống của nhân dân; quốc phòng - an ninh được giữ vững, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
>> Hải Phòng tìm nhà đầu tư cho dự án khu đô thị gần 5.000 tỷ đồng
Doanh nghiệp duy nhất muốn làm dự án khu đô thị hành chính 1.700 tỷ đồng tại Khánh Hoà là ai?
Hải Phòng tìm nhà đầu tư cho dự án khu đô thị gần 5.000 tỷ đồng