Thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất Việt Nam lập thêm 2 phường, tạo cực phát triển mới
Sau khi mở rộng, thành phố này sẽ có 22 phường nội thành và 10 xã ngoại hình.
Căn cứ Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung TP. Hạ Long đến năm 2040 cũng như hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của Hạ Long, TP. Hạ Long đề xuất phương án phát triển mở rộng nội thành và thành lập thêm 2 phường trên hiện trạng của 2 xã hiện nay là: Lê Lợi và Thống Nhất. Thành phố sẽ tập trung nguồn lực vào các dự án theo lộ trình của địa phương để nâng cấp lên phường.
Sau khi hoàn tất phương án trên, khu vực nội thành của Hạ Long sẽ có 22 phường: Hà Khánh, Hà Phong, Hà Khẩu, Cao Xanh, Giếng Đáy, Hà Tu, Hà Trung, Hà Lầm, Bãi Cháy, Cao Thắng, Hùng Thắng, Trần Hưng Đạo (sáp nhập Yết Kiêu), Hồng Hải, Hồng Gai, Bạch Đằng, Hồng Hà, Tuần Châu, Việt Hưng, Đại Yên, Hoành Bồ, Thống Nhất, Lê Lợi.
Khu vực ngoại thành dự kiến gồm 10 xã: Kỳ Thượng, Đồng Sơn, Đồng Lâm, Tân Dân, Bằng Cả, Quảng La, Dân Chủ, Sơn Dương, Hòa Bình và Vũ Oai.
Dự kiến, giai đoạn 1 (đến năm 2025), Hạ Long sẽ triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng khung đô thị. Hoàn thiện các tuyến trục giao thông chính của đô thị và nút giao nối với đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, đường nối cầu Tình Yêu với cầu Bình Minh, đường vành đai ven vịnh Cửa Lục. Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải triển khai tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Cái Lân, đoạn đi qua địa bàn TP. Hạ Long.
Xây dựng hạ tầng du lịch của các khu du lịch đang triển khai tại Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu. Ưu tiên phát triển các khu chức năng thiết yếu và các khu có tính chất động lực của đô thị...
Giai đoạn 2 (giai đoạn 2026-2030), nâng cao chất lượng không gian ven biển, không gian công cộng và dịch vụ công cộng ven biển; mở rộng đô thị về phía Đông (Hà Phong), phía Tây (Đại Yên) và mở rộng kết nối về phía Bắc vịnh Cửa Lục. Huy động các nguồn lực ngoài Nhà nước nhằm triển khai các khu du lịch mới.
TP. Hạ Long được thành lập năm 1993 (theo Nghị định số 102-CP ngày 27/12/1993 của Chính phủ) trên cơ sở địa giới hành chính của thị xã Hồng Gai. Đây là thủ phủ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
Tháng 12/2019, sau khi sáp nhập toàn bộ huyện Hoành Bồ vào TP. Hạ Long, Hạ Long đã trở thành đô thị trực thuộc tỉnh lớn nhất cả nước về diện tích, quy mô dân số.
Nhắc đến thành phố này, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Là một trong những vịnh biển đẹp nhất Việt Nam, vịnh Hạ Long là nơi thường xuyên đón tiếp các tàu du lịch quốc tế chọn làm điểm dừng tham quan. Đây cũng là di sản đầu tiên của Việt Nam 3 lần được UNESCO vinh danh.
Bên cạnh đó, du khách còn có thể tới thăm quan Bãi Cháy - bãi biển nhân tạo nằm phía sau công viên Sun World được mở rộng ra biển gần 1km so với trước đây; núi Bài Thơ - nơi có thể nhìn ra vịnh Hạ Long và thành phố; Bảo tàng - thư viện Quảng Ninh...
>> Tỉnh lớn nhất Đồng bằng sông Hồng sắp có bệnh viện đa khoa hơn 4.000 tỷ nằm ven vịnh di sản
Thành phố trẻ nhất Việt Nam gọi đầu tư dự án khu đô thị hơn 11.000 tỷ đồng
Tỉnh có đường bờ biển ngắn nhất Việt Nam sắp đón thêm thành phố mới