Năm 2022, Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (THP) ghi nhận tới 327 tỷ đồng chi phí hoạt động - tăng mạnh so với mức 262 tỷ trong năm trước đó.
CTCP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Mã THP - UPCoM) công bố kết quả kinh doanh quý 4/2022 với doanh thu giảm nhẹ 25 tỷ đồng so với cùng kỳ về mức 693 tỷ. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng tăng mạnh hơn khiến lợi nhuận gộp của công ty giảm tới 22% YoY về còn 59,5 tỷ.
Kỳ này, doanh thu tài chính của THP tăng gần 2,2 lần so với quý 4/2021 (đạt 14 tỷ) đồng thời chi phí tài chính cũng tăng 4,3 tỷ đồng lên 18,7 tỷ.
Ngược lại, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm lần lượt 30% và 17% YoY còn 41,3 tỷ và 8,7 tỷ đồng.
Sau cùng, công ty báo lãi trước thuế quý 4/2022 hơn 4,9 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ gần 1,6 tỷ. Dù vậy, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng gần gấp 3 lần cùng kỳ đã khiến lợi nhuận sau thuế của THP giảm về còn 0,96 tỷ (tích cực so với mức lỗ ròng 3 tỷ đồng trong quý 4/2021).
Phía công ty cho biết, nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận quý 4 tăng so với cùng kỳ là bởi chi phí bán hàng giảm (vận chuyển bằng đương biển giảm) giúp lợi nhuận dương so với cùng kỳ.
Lũy kế năm 2022, Thủy sản và Thương mại Thuận Phước đạt 3.146 tỷ đồng doanh thu - tăng 17% YoY đồng thời là mức kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty. Đây cũng là con số ấn tượng đối với một doanh nghiệp chỉ có quy mô vốn điều lệ 216 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong năm này, công ty ghi nhận tới 327 tỷ đồng chi phí hoạt động - tăng mạnh so với mức 262 tỷ trong năm trước đó. Điều này dẫn đến con số lợi nhuận thu về chưa thể cải thiện mạnh so với những năm trước đó và mức đỉnh 92,5 tỷ đồng trong năm 2018.
Lợi nhuận trước thuế năm 2022 của THP ở mức 26 tỷ; lãi sau thuế đạt gần 20,3 tỷ đồng.
Với kết quả này, công ty đã cán đích kế hoạch kinh doanh năm 2022 với doanh thu từ 3.000 - 3.500 tỷ và lợi nhuận trước thuế từ 20 - 22 tỷ đồng.
Đvt: tỷ đồng |
Đến cuối quý 4/2022, tổng tài sản của THP giảm 47 tỷ so với đầu năm về mức 1.330 tỷ đồng trong đó tồn kho giảm gần 100 tỷ so với quý 3/2022 về mức 501 tỷ đồng; nợ phải trả giảm nhẹ về còn 980 tỷ đồng (gấp 2,8 lần vốn chủ sở hữu) trong đó 845 tỷ đồng là vay nợ tài chính (chiếm 86% tổng nợ). Vay nợ lớn khiến công ty chịu gần 40 tỷ đồng chi phí lãi vay trong năm 2022.
Đến 31/12/2022, THP đang có khoản vay ngắn hạn bằng ngoại tệ với giá gốc hơn 478 tỷ đồng giảm gần 200 tỷ so với đầu năm |
Thủy sản Thuận Phước (thành lập năm 1987 và được cổ phần hóa năm 2007) hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đông lạnh, nông sản thực phẩm và thực phẩm công nghệ; nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, công nghệ, phương tiện giao thông vận tải và hàng tiêu dùng. Những năm gần đây, Thủy sản Thuận Phước luôn nằm trong top 10 xuất khẩu thủy sản và trong top 5 nhà xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Công ty đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM ngày 18/11/2019 với khối lượng đăng ký giao dịch lần đầu là 7,2 triệu cổ phiếu. Tháng 5/2020, công ty thực hiện tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần thông qua việc bán ưu đãi cổ phiếu tỷ lệ 1/1 và thưởng cổ phiếu tỷ lệ 1/1 qua đó năng vốn điều lệ lên mức 216 tỷ đồng như hiện tại. |
Novaland (NVL) chấm dứt hợp đồng kiểm toán với đơn vị thuộc Big4 sau gần một thập kỷ hợp tác
Đình chỉ kiểm toán viên liên quan báo cáo tài chính năm 2023, Quốc Cường Gia Lai (QCG) nói gì?