Tỉnh có '7 nhánh sông hội tụ' tăng trưởng thứ 2 cả nước

06-01-2024 22:41|Mai Chi

Đây là năm thứ 2 liên tiếp tỉnh này xếp thứ nhất về tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ngày 29/12, Cục Thống kê tỉnh tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang năm 2023. Ông Thiều Vĩnh An, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh dự và chủ trì buổi họp báo.

Theo đó, năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu An tiếp tục có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 12,27%, xếp thứ nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long (đây là năm thứ 2 liên tiếp tỉnh xếp thứ nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long) và thứ hai cả nước (năm 2022 xếp thứ tư).

Tỉnh có '7 nhánh sông hội tụ' tăng trưởng thứ 2 cả nước
Bản đồ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ)

>> Khai mạc Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam năm 2023

GRDP bình quân đầu người cả năm 2023 ước đạt 80,33 triệu đồng/người/năm, tăng 14,13 triệu đồng/người so với năm 2022.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 3,12%, đóng góp nhiều nhất trong mức tăng này là sản xuất nông nghiệp với 2,24 điểm phần trăm, thủy sản đóng góp 0,66 phần trăm.

Đóng góp nhiều nhất trong tăng trưởng của tỉnh là khu vực công nghiệp, xây dựng với mức đóng góp 8,22 điểm phần trăm, trong đó ngành công nghiệp đóng góp cao nhất với mức 7,59 điểm phần trăm.

Tiếp đến, hoạt động thương mại dịch vụ có mức tăng trưởng khá với 8,84%, đóng góp 3,22 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng GRDP, đóng góp nhiều nhất là các ngành lưu trú, ăn uống tăng 15,78%, đóng góp 0,82 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP…

Quy mô nền kinh tế đạt 58.505 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Về cơ cấu kinh tế của tỉnh trong năm 2023 tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực giữa các khu vực so với cùng kỳ. Cụ thể, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 21,95%, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 35,68%, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 34,37% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,01% (năm 2022 lần lượt là: 23,96%; 30,24%; 36,70%; 9,09%).

Đáng chú ý, năm 2022 và 2023 thì tăng trưởng của tỉnh Hậu Giang luôn đứng đầu khu vực ĐBSCL. Nguyên nhân chủ yếu do Hậu Giang có công nghiệp phát triển mạnh. Trong đó, có các dự án công nghiệp phát triển, đóng góp rất cao trong tăng trưởng của tỉnh làm cho tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt rất cao, trên 2 con số.

>> Hậu Giang trao chứng nhận đầu tư 12 dự án, trị giá 19.000 tỷ đồng

Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Hậu Giang đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh vào ngày 12/12/2023. Do đó, Công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng chiến lược được tỉnh quan tâm thực hiện. Đặc biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, giao thông kết nối phục vụ phát triển công nghiệp.

Tỉnh có '7 nhánh sông hội tụ' tăng trưởng thứ 2 cả nước
Khu công nghiệp tại Hậu Giang

Trong năm 2023, tỉnh đã phối hợp tổ chức khởi công 2 dự án cao tốc quan trọng quốc gia đi qua địa bàn tỉnh, đưa vào sử dụng nhiều công trình giao thông trọng điểm của tỉnh và thực hiện phối hợp dự án với Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh, thành phố trong khu vực triển khai các tuyến cao tốc đi qua địa bàn bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ.

Bên cạnh đó, địa phương cũng đã thành lập 02 khu công nghiệp mới, đó là Khu công nghiệp Sông Hậu 2 và Khu công nghiệp Đông Phú 2.

>> Tạm dừng dùng thép VAS cho cao tốc Cần Thơ-Hậu Giang: Không do chất lượng thép?

Tạm dừng dùng thép VAS cho cao tốc Cần Thơ-Hậu Giang: Không do chất lượng thép?

Hậu Giang trao chứng nhận đầu tư 12 dự án, trị giá 19.000 tỷ đồng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tinh-co-7-nhanh-song-hoi-tu-tang-truong-thu-2-ca-nuoc-218730.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỉnh có '7 nhánh sông hội tụ' tăng trưởng thứ 2 cả nước
    POWERED BY ONECMS & INTECH