Tỉnh giáp biển nhưng không có cảng biển - sân bay - đường sắt, trở thành điểm sáng tăng trưởng kinh tế

16-02-2024 22:37|Yên Hoàng

Năm 2023, tổng sản phẩm trên trên địa bàn (GRDP) của tỉnh đạt 34.487 tỷ đồng, tăng 7,24% so với cùng kỳ, GRDP bình quân đầu người đạt 66,41 triệu đồng/năm.

Bạc Liêu là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam. Địa phương này hiện là vùng trũng về hạ tầng giao thông, khi không có cả 4 loại hình giao thông quan trọng gồm cảng biển, cao tốc, sân bay, đường sắt.

Bạc Liêu được xem là điểm sáng tăng trưởng kinh tế khi năm 2023 đạt mức tăng trưởng 7,24%, đứng thứ 5/13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thứ 24 cả nước, hoàn thành 18/21 chỉ tiêu đề ra.

Bạc Liêu - Điểm sáng tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Một góc tỉnh Bạc Liêu

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2023, tổng sản phẩm trên trên địa bàn (GRDP) của tỉnh Bạc Liêu đạt hơn 34.487 tỷ đồng, tăng 7,24% so với cùng kỳ, GRDP bình quân đầu người ước đạt 66,41 triệu đồng/năm.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục là trụ đỡ của kinh tế địa phương với kết quả tích cực; sản lượng lúa, tôm liên tục tăng và giá trị được nâng lên đáng kể, đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh chạm mốc 1 tỷ USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 17,21% so với cùng kỳ.

>> Lộ diện cảng biển có nhiều bến cảng nhất Việt Nam

Năm 2023, Bạc Liêu đã cấp mới 3 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và 2 quyết định chủ trương đầu tư, với tổng vốn đăng ký 192 tỷ đồng; quyết định chấm dứt hoạt động dự án và thu hồi giấy chứng nhận 1 dự án.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 196 dự án (trong đó 180 dự án trong nước, với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 63.129 tỷ đồng; 16 dự án nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là 4,5 tỷ USD).

Trong năm 2023, Bạc Liêu có 400 doanh nghiệp đăng ký thành lập, đạt 100% kế hoạch, tăng 20,8% so cùng kỳ, với vốn đăng ký là 1.800 tỷ đồng.

>> Địa phương vừa có sân bay, vừa có cảng biển lớn nhất cả nước hút vốn FDI tăng 48%

Năm qua, tỉnh đã tổ chức thẩm định 18 đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, trong đó phê duyệt 9 đồ án. Các cấp, các ngành và địa phương rất nỗ lực trong phát triển đô thị, tỷ lệ đô thị hóa năm 2023 đạt 39% (đạt kế hoạch đề ra). Hiện, tỉnh có 12 đô thị, gồm 1 đô thị loại II là TP. Bạc Liêu, 1 đô thị loại IV là thị xã Giá Rai, còn lại là 10 đô thị loại V.

Năm 2024, Bạc Liêu định hướng tiếp tục phát triển kinh tế nhanh và bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy; cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư, kinh doanh.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số. Phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo môi trường an toàn, ổn định để thu hút đầu tư.

>> Cảng biển duy nhất ở Việt Nam lọt top 15 cảng container hoạt động tốt nhất thế giới

Lộ diện cảng biển có nhiều bến cảng nhất Việt Nam

Cảng biển duy nhất ở Việt Nam lọt top 15 cảng container hoạt động tốt nhất thế giới

Địa phương vừa có sân bay, vừa có cảng biển lớn nhất cả nước hút vốn FDI tăng 48%

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tinh-giap-bien-nhung-khong-co-cang-bien-san-bay-duong-sat-tro-thanh-diem-sang-tang-truong-kinh-te-223058.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tỉnh giáp biển nhưng không có cảng biển - sân bay - đường sắt, trở thành điểm sáng tăng trưởng kinh tế
POWERED BY ONECMS & INTECH