Bất động sản

Tỉnh giàu nhất Việt Nam sẽ lên TP trực thuộc Trung ương dự chi hơn 8.000 tỷ để GPMB cho tuyến cao tốc gần 70km

Quốc Chiến 26/08/2024 15:00

Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2024-2027, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và địa phương.

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ký Quyết định số 2443, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án thành phần 1 về giải phóng mặt bằng cho tuyến cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua Bình Dương.

Dự án này nhằm tạo quỹ đất sạch để triển khai xây dựng tuyến cao tốc, góp phần hoàn thiện quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam. Tuyến đường này sẽ kết nối TP. HCM với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tây Nguyên, đồng thời cải thiện năng lực giao thông và đảm bảo an toàn trên hành lang vận tải quan trọng này.

Theo Quyết định số 2443, đoạn tuyến qua Bình Dương có chiều dài khoảng 45,7km, bắt đầu từ Km0+000 thuộc Vành đai 3 TP. HCM tại địa phận TP. Thuận An và kết thúc tại ranh giới giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước.

Tỉnh Bình Dương sẽ chi hơn 8.000 tỷ đồng thực hiện GPMB cho dự án cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Tỉnh Bình Dương sẽ chi hơn 8.000 tỷ đồng thực hiện GPMB cho dự án cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Cụ thể, đoạn từ Km0+000 Vành đai 3 đến Km6+500 tại cầu Khánh Vân sẽ giữ nguyên hiện trạng, chỉ nghiên cứu các giải pháp tổ chức giao thông tại các nút giao, với nguyên tắc hạn chế tối đa việc giải phóng mặt bằng.

Đoạn từ Km6+500 cầu Khánh Vân đến cuối tuyến sẽ được giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch rộng 60m, để đầu tư 4 làn xe cao tốc đầy đủ, bao gồm cả làn dừng khẩn cấp liên tục. Các vị trí như đường cong, đào sâu, đắp cao, nút giao, mương thoát nước và giao lộ sẽ thực hiện theo hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt.

>> Thành phố trong thành phố đầu tiên của Việt Nam sắp có công viên sinh thái rộng gấp 7,5 lần so với Thảo Cầm Viên

Diện tích đất bị ảnh hưởng bởi Dự án là khoảng 381,6ha, với tổng cộng 1.394 hộ dân và 17 tổ chức bị ảnh hưởng; trong đó, có 194 trường hợp cần tái định cư.

Cụ thể, TP. Tân Uyên có 850 hộ dân và 7 tổ chức bị ảnh hưởng (trong đó, 93 trường hợp cần tái định cư); huyện Bắc Tân Uyên có 213 hộ dân và 2 tổ chức (32 trường hợp cần tái định cư); huyện Phú Giáo có 330 hộ dân và 7 tổ chức (69 trường hợp cần tái định cư); huyện Bàu Bàng có 1 hộ dân và 1 tổ chức, không có trường hợp cần tái định cư.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 8.283,3 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và di dời công trình kỹ thuật là 8.149,79 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2024-2027, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và địa phương.

UBND tỉnh Bình Dương giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Tân Uyên, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Bàu Bàng và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Bắc Tân Uyên tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Được biết, tuyến cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có tổng chiều dài 68,7km, gồm hai đoạn tuyến: Đoạn nối cao tốc từ nút giao Gò Dưa (Vành đai 2 TP. HCM) đến nút giao An Phú (Vành đai 3 TP. HCM), và đoạn cao tốc từ nút giao An Phú đến giao Quốc lộ 14 tại Chơn Thành (Bình Phước).

Trong giai đoạn hoàn chỉnh, dự án sẽ đầu tư với quy mô 6 làn xe chính và 4 làn xe đô thị hai bên. Trong giai đoạn phân kỳ, dự án sẽ đầu tư 8,6km từ nút giao Gò Dưa đến nút giao An Phú (TP. HCM) với quy mô 10 làn xe, nền đường rộng 64m; đoạn còn lại sẽ đầu tư với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m.

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có cửa ngõ giao thương với TP. HCM.

Vài năm trở lại đây, Bình Dương luôn đứng trong top đầu cả nước về thu hút FDI. Với tốc độ các khu công nghiệp mọc lên như "vũ bão", Bình Dương được xem là "mảnh đất màu mỡ" được nhiều doanh nghiệp FDI quan tâm vào đầu tư vào logistics.

Theo như báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng như dựa vào các chỉ số GDP bình quân đầu người năm 2023 thì tỉnh Bình Dương là tỉnh giàu nhất Việt Nam với mức GDP bình quân đầu người đạt 113 triệu đồng/người/năm.

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 790/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, tỉnh Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt 15.800USD.

>> ‘Thành phố đáng sống nhất thế giới’ tại Việt Nam đưa ra cảnh báo khẩn, người dân cần cân nhắc kỹ trước khi ‘xuống tiền’ mua nhà ở 3 dự án này

Tuyến cao tốc gần 90km, đi qua 2 tỉnh nghèo top đầu Việt Nam sẽ được đầu tư trước năm 2030

Hà Nội sắp khởi công dự án cao tốc hơn 56.000 tỷ, rộng cửa cho không gian phát triển mới

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tinh-giau-nhat-viet-nam-se-len-tp-truc-thuoc-trung-uong-du-chi-hon-8000-ty-de-gpmb-cho-tuyen-cao-toc-gan-70km-d131432.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỉnh giàu nhất Việt Nam sẽ lên TP trực thuộc Trung ương dự chi hơn 8.000 tỷ để GPMB cho tuyến cao tốc gần 70km
    POWERED BY ONECMS & INTECH