TP. HCM sẽ có 7 hành lang vận tải dựa vào các trục giao thông lớn

26-02-2024 22:55|Giai Nhi

Đây đều là những hành lang vận tải quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của TP. HCM.

Theo Dự thảo Quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố sẽ quy hoạch ba hành lang vận tải quốc gia, giao thương quốc tế và 4 hành lang vận tải liên vùng. Các hành lang này đều sẽ dựa vào các trục giao thông lớn.

3 hành lang vận tải quốc gia và giao thương quốc tế

Cụ thể, hành lang Bắc - Nam phía Đông, hành lang này có vị trí đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, là hành lang kinh tế liên vùng, kết nối hầu hết các cực tăng trưởng trên phạm vi quốc gia.

Thông qua hành lang này cũng kết nối được với hành lang Xuyên Á (Nam Ninh - Singapore). Hỗ trợ hành lang này là các loại hình chủ yếu gồm đường bộ, đường sắt, hàng không và vận tải thủy ven bờ.

Hệ thống đường bộ của hành lang này bao gồm có cao tốc Bắc - Nam phía Đông; QL 1; đường ven biển (từ Quảng Ninh đến Cà Mau).

Đường sắt gồm đường sắt Bắc Nam; đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho - Cần Thơ. Cuối cùng là sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Hiện trạng đoạn QL1 ở TPHCM sắp được đầu tư gần 13.000 tỉ đồng mở rộng
Một đoạn QL 1 qua TP. HCM

Hành lang Vũng Tàu - TP HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) - Campuchia, hành lang này có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ, là một trong những cực tăng trưởng quan trọng của quốc gia và là cửa ngõ ra biển của khu vực Đông và Tây Nam Bộ.

Hành lang này có hệ thống đường bộ bao gồm có cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Mộc Bài - TP. HCM, QL 22 và QL 51; hệ thống đường sắt TP HCM - Tây Ninh, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu.

Đường thủy nội địa gồm tuyến Vũng Tàu - Thị Vải - Sài Gòn (thông qua sông Đồng Tranh).

Ngoài ra, hành lang này còn một nhánh kết nối từ Gò Dầu - Xa Mát - Campuchia, dự kiến sẽ xây dựng các tuyến nhánh của cao tốc từ Gò Dầu - cửa khẩu Xa Mát.

Hành lang TP. HCM - Chơn Thành - Hoa Lư: Là hành lang vận tải quan trọng của vùng kết nối đi Campuchia. Hỗ trợ hành lang này là các loại hình chủ yếu là đường bộ, đường sắt.

Đường bộ gồm có cao tốc TP. HCM - Chơn Thành - Hoa Lư; QL 13; hệ thống đường sắt là đường sắt TP. HCM - Lộc Ninh.

>> 12 dự án trọng điểm tại TP. HCM được tập trung đẩy mạnh trong năm 2024

4 hành lang vận tải liên vùng

4 hành lang bao gồm hành lang kết nối với các tỉnh ven biển duyên hải miền Trung, hành lang này đi trùng với hành lang Bắc - Nam phía Đông.

Hành lang kết nối với các tỉnh Tây Nguyên, hành lang này chủ yếu thông qua đường bộ và đường sắt. Trong đó, hệ thống đường bộ bao gồm cao tốc TP. HCM - Chơn Thành - Hoa Lư, cao tốc Bắc - Nam phía Tây.; QL 13, QL 13B, đường Hồ Chí Minh, QL 14C; cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Dầu Giây - Liên Khương; QL 1, QL 20.

Bộ GTVT đồng ý mở rộng cao tốc Long Thành - VnExpress
Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây qua thị trấn Long Thành, đoạn giao với quốc lộ 51

Hệ thống đường sắt bao gồm đường sắt TP. HCM - Lộc Ninh, đường sắt Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước.

Hành lang kết nối với các tỉnh Đông Nam Bộ là hành lang động lực quan trọng của cả nước. Hỗ trợ hành lang này là các loại hình chủ yếu gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.

Hệ thống đường bộ bao gồm cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc TP. HCM - Chơn Thành - Hoa Lư, cao tốc Mộc Bài - TP. HCM, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và cao tốc Bắc - Nam phía Tây; vành đai 3, vành đai 4; QL 1; QL 1K; QL 13; QL 22, QL 50, đường Hồ Chí Minh và QL 51.

Đường sắt bao gồm đường sắt Bắc - Nam, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt TP. HCM - Cần Thơ, đường sắt TP. HCM - Lộc Ninh, đường sắt TP. HCM - Tây Ninh, đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành.

Quốc lộ 22 qua TP.HCM được đề xuất đặt tên cố Thủ tướng Phan Văn Khải
Quốc lộ 22 đoạn qua ngã tư An Sương được huyện Củ Chi, TP. HCM

Đường thủy nội địa bao gồm tuyến TP. HCM - Bến Kéo - Campuchia (sông Vàm Cỏ Đông), tuyến TP. HCM - Bến Súc - Bến Củi (sông Sài Gòn), tuyến TP. HCM - Hiếu Liêm (sông Đồng Nai), tuyến TP. HCM - Mộc Hóa (sông Vàm Cỏ Tây).

Hành lang kết nối các tỉnh ĐBSCL, đây là hành lang liên vùng quan trọng. Hỗ trợ hành lang này là các loại hình chủ yếu gồm đường bộ và đường thủy nội địa.

Hành lang này có ba hành lang thành phần là hành lang TP. HCM - Long An - An Giang - Kiên Giang, với hệ thống đường bộ gồm vành đai 4, tuyến N1; cao tốc Bắc - Nam phía Tây; cao tốc Bắc - Nam phía Đông, QL 80; đường thủy nội địa gồm tuyến TP. HCM - Kiên Lương (qua kênh Lấp Vò - Sa Đéc), tuyến TP. HCM - Hà Tiên.

Hành lang TP. HCM - Cần Thơ - Cà Mau với hệ thống đường bộ là cao tốc Bắc - Nam phía Đông, QL 1; hệ thống đường sắt TP. HCM - Cần Thơ và đường thủy nội địa là tuyến TP. HCM - Cà Mau (qua kênh Xà No), tuyến TP. HCM - Mỹ Tho - Cần Thơ (qua kênh Chợ Gạo).

Hành lang duyên hải ven biển TP. HCM - Cà Mau với đường bộ là cao tốc TP. HCM - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng; đường ven biển, QL 50; QL 1, QL 60 và đường thủy nội địa là tuyến duyên hải TP. HCM - Cà Mau.

>> TP.HCM mời định giá đất lần thứ 7 khu đô thị tầm cỡ quốc tế lớn nhất Nhà Bè

Một huyện Tây Nguyên sắp sáp nhập vào Đà Lạt, thu hơn 320 tỷ đồng từ du lịch

Huyện ngoại thành Hà Nội xây loạt dự án giao thông nghìn tỷ trước thềm lên quận

Một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ sẽ có hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ hoàn thiện

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tp-hcm-se-co-7-hanh-lang-van-tai-dua-vao-cac-truc-giao-thong-lon-224336.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
TP. HCM sẽ có 7 hành lang vận tải dựa vào các trục giao thông lớn
POWERED BY ONECMS & INTECH