Trung Quốc bước vào thời đại 'nhà máy tối' khiến thế giới ngỡ ngàng: Không một bóng người, vận hành liên tục 24/7
Nhà máy của Xiaomi được coi là hình mẫu cho ngành công nghiệp sản xuất toàn cầu trong tương lai. Cuộc đua AI hiện đã tăng tốc đến mức khó kiểm soát và các tập đoàn lớn đang tận dụng công nghệ để vượt lên trước đối thủ.
Một đoạn video ghi lại cảnh bên trong một nhà máy ở Trung Quốc đang khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Trung Quốc hiện có khoảng sáu triệu nhà máy hoạt động không ngừng nghỉ để sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ toàn cầu. Tuy nhiên, một nhà máy nhỏ ở quận Changping, Bắc Kinh lại đang vận hành theo cách hoàn toàn khác biệt.
Nhà máy này hoạt động trong bóng tối hoàn toàn – ngoại trừ vài tia sáng lóe lên khi các bộ phận được hàn lại với nhau. Nhưng đây không phải là một biện pháp tiết kiệm điện. Đơn giản là bởi những “nhân công” ở đây không cần ánh sáng – vì họ là robot.

Nhà máy không người 24/7
Cuối năm ngoái, hãng công nghệ tiêu dùng Xiaomi đã công bố nhà máy thông minh thế hệ mới của mình – một cơ sở hoàn toàn tự động hóa, điều hành bằng AI, đặt ra chuẩn mực mới về hiệu suất, độ chính xác và tính bền vững trong sản xuất.
Được gọi là “nhà máy tối”, cơ sở này hoạt động liên tục 24 giờ mỗi ngày mà không cần đến sự can thiệp của con người. Toàn bộ quy trình được điều phối nhờ vào trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất một cách toàn diện.
Tuy robot đã tham gia lắp ráp ô tô và thiết bị điện tử từ nhiều thập kỷ trước, nhưng việc loại bỏ hoàn toàn con người khỏi dây chuyền sản xuất lại cho thấy một bước chuyển mình mạnh mẽ và gây bất an về tương lai của việc làm.
Tại đây, mỗi giây có một chiếc điện thoại thông minh được xuất xưởng. Từ việc xử lý nguyên liệu thô cho tới lắp ráp cuối cùng, mọi công đoạn đều do robot đảm nhiệm, loại bỏ hoàn toàn lỗi do con người và đảm bảo chất lượng tối ưu từng phút giây.
Những mối quan tâm của con người như giờ nghỉ trưa, hút thuốc, luật lao động hay thời gian tan ca đều trở nên vô nghĩa trong nhà máy này.
Các hệ thống trong nhà máy giao tiếp với nhau theo thời gian thực, tự điều chỉnh để duy trì hiệu suất và giảm thiểu lỗi. AI do Xiaomi tự phát triển giám sát quá trình sản xuất liên tục, phát hiện và xử lý vấn đề trước khi xảy ra lỗi sản phẩm. Không chỉ vậy, nhà máy còn tích hợp hệ thống tự động loại bỏ bụi, giữ linh kiện luôn sạch sẽ – đồng nghĩa với việc không cần thuê nhân viên vệ sinh.
Xiaomi đã đầu tư 2,4 tỷ nhân dân tệ (tương đương 330 triệu USD) vào nhà máy rộng 81.000m2 này, với năng lực sản xuất lên đến 10 triệu thiết bị mỗi năm. Đây sẽ là nơi dẫn đầu sản xuất dòng điện thoại gập mới của hãng: MIX Fold 4 và MIX Flip.
Bản mẫu cho tương lai sản xuất toàn cầu
Nhà máy của Xiaomi được coi là hình mẫu cho ngành công nghiệp sản xuất toàn cầu trong tương lai. Cuộc đua AI hiện đã tăng tốc đến mức khó kiểm soát và các tập đoàn lớn đang tận dụng công nghệ để vượt lên trước đối thủ.
Điều đó đồng nghĩa với việc hàng triệu công việc mang tính lặp đi lặp lại sẽ bị thay thế bởi robot trong những năm tới – một xu hướng đã khiến các chuyên gia cảnh báo từ lâu. Một số chuyên gia cho rằng dù sự thay đổi này gây xáo trộn lớn, vẫn sẽ cần con người tham gia – nhưng với vai trò mới: Tối ưu hóa công nghệ thay vì trực tiếp vận hành máy móc.

Theo Báo cáo “Tương lai việc làm” năm ngoái của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 23% việc làm sẽ bị thay đổi sâu sắc bởi AI trong vòng 5 năm tới. Một từ để mô tả chương tiếp theo: Xáo trộn.
Báo cáo cho rằng công nghệ và quá trình số hóa là trung tâm của đợt suy giảm việc làm toàn cầu sắp tới. Trong tổng số 673 triệu việc làm được khảo sát, dự báo sẽ có 69 triệu việc làm mới được tạo ra, trong khi 83 triệu sẽ biến mất.
Dữ liệu chỉ ra rằng 42% các nhiệm vụ trong doanh nghiệp sẽ được tự động hóa trước năm 2027. Đồng thời, 44% kỹ năng hiện tại của lực lượng lao động sẽ bị “gián đoạn” trong vòng 5 năm tới, và 60% số lao động cần được đào tạo lại.
Thế giới đã sẵn sàng chưa?
Hầu như mọi công việc liên quan đến máy tính đều sẽ chịu ảnh hưởng, khi các quy luật tự nhiên của chủ nghĩa tư bản hòa quyện với sự phát triển của AI. Nhiều người trong ngành công nghệ lo ngại rằng chúng ta đang tiến quá nhanh, chưa kịp thích nghi.
Cuối năm ngoái, Liên Hợp Quốc đã kêu gọi tạm dừng việc để AI phát triển tự do không kiểm soát, thay vào đó là cần có sự hợp tác toàn cầu để kiểm soát tình hình.
Trong một báo cáo công bố trước Hội nghị “Đỉnh cao tương lai” của Liên Hợp Quốc, các chuyên gia cảnh báo về sự thiếu vắng giám sát quốc tế đối với AI – một công nghệ đang gây lo ngại về lạm dụng, thiên kiến và sự phụ thuộc quá mức của con người.
Nhiều chuyên gia AI đã lên tiếng lo ngại về cuộc chạy đua công nghệ toàn cầu đang ngày càng điên cuồng – có người ví von nó chẳng khác nào cuộc đua chế tạo bom nguyên tử hồi thập niên 1940. “Cha đẻ của AI” Geoffrey Hinton từng từ chức tại Google năm 2023 vì cho rằng công ty không đánh giá đúng rủi ro, cảnh báo rằng nhân loại đang tiến thẳng vào một “cơn ác mộng”.

Dù hiệu suất sản xuất được cải thiện đáng kể, mối lo lớn nhất là chúng ta đang lao về phía trước với tốc độ chóng mặt mà không thể dự đoán được điểm dừng.
Những người dẫn đầu cuộc đua AI đang trở nên giàu có đến mức phi lý và sở hữu ngày càng nhiều quyền lực trong việc định hình tương lai nhân loại.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã triệu tập khoảng 40 chuyên gia từ các lĩnh vực công nghệ, pháp luật và bảo mật dữ liệu để tìm cách đối phó với cuộc khủng hoảng hiện hữu này. Họ cảnh báo rằng AI đang phát triển vượt qua mọi ranh giới, nhưng thế giới lại chưa có công cụ quản lý hiệu quả.
Báo cáo của nhóm chuyên gia đưa ra lời cảnh tỉnh lạnh lùng: Nếu chúng ta đợi đến khi AI trở thành mối đe dọa rõ ràng, có thể đã quá muộn để chống lại nó. “Hiện tại đang tồn tại một khoảng trống lớn trong quản trị toàn cầu đối với AI”, các chuyên gia viết, nhấn mạnh rằng công nghệ này cần phải “phục vụ nhân loại một cách công bằng và an toàn”.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh AI ở Seoul mới đây, nhà khoa học Max Tegmark kêu gọi áp đặt quy định nghiêm ngặt đối với các nhà phát triển AI tiên tiến nhất – trước khi quá muộn. Ông cảnh báo: khi AI trở nên không thể phân biệt với con người – tức là vượt qua bài kiểm tra Turing – thì nguy cơ mất kiểm soát là rất thực.
“Năm 1942, Enrico Fermi đã xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên có phản ứng dây chuyền tự duy trì dưới một sân bóng ở Chicago. Khi các nhà vật lý hàng đầu thời đó biết chuyện, họ vô cùng hoảng sợ vì hiểu rằng rào cản cuối cùng để chế tạo bom nguyên tử đã bị phá vỡ. Chỉ ba năm sau, vụ thử Trinity diễn ra”, Tegmark nhắc lại.
“Các mô hình AI vượt qua bài kiểm tra Turing chính là dấu hiệu tương tự cho một loại công nghệ có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Đó là lý do vì sao những người như Geoffrey Hinton, Yoshua Bengio – và cả nhiều CEO công nghệ, ít nhất là trong các cuộc trò chuyện riêng – đang vô cùng lo lắng”.
Trung Quốc và Liên minh châu Âu xích lại gần nhau
Thị trường nội địa vỡ trận, ô tô giá rẻ Trung Quốc tràn ra thế giới