Trung Quốc hành động kiềm chế sự sụt giảm của đồng nhân dân tệ, kinh tế Châu Á bị đe doạ

26-09-2022 12:27|Băng Di

Nhiều chuyên gia cảnh báo khủng hoảng tài chính 1997 lặp lại khi yen, nhân dân tệ liên tục yếu đi so với USD.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc hôm nay (26/9) đã công bố các bước để làm chậm tốc độ mất giá gần đây của đồng nhân dân tệ bằng cách làm cho việc đặt cược so với đồng tiền này trở nên đắt hơn.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết, họ sẽ nâng mức dự phòng rủi ro ngoại hối cho các tổ chức tài chính khi mua ngoại hối thông qua tiền tệ chuyển tiếp lên 20% (từ mức 0 hiện tại), bắt đầu từ ngày 28/9 tới đây.

Giải thích hành động của mình, PBOC cho biết, họ đang "ổn định kỳ vọng của thị trường ngoại hối và tăng cường quản lý an toàn vĩ mô", theo một tuyên bố trực tuyến.

Các nhà giao dịch và nhà phân tích cho rằng, động thái tiếp tục dự trữ rủi ro ngoại hối của Trung Quốc sẽ làm tăng chi phí bán khống đồng nhân dân tệ một cách hiệu quả vào thời điểm đồng nội tệ đang phải đối mặt với áp lực giảm giá mới.

"Động thái này sẽ khiến chi phí mua USD kỳ hạn trở nên đắt hơn", một thương nhân tại một ngân hàng nước ngoài cho biết.

anh-chup-man-hinh-2022-09-26-luc-11.03.59.png

Kinh tế châu Á bị đe dọa...

Trong những tháng gần đây, các nhà chức trách tại Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực để kiềm chế sự suy yếu của đồng nhân dân tệ thông qua việc kiên trì thiết lập các điểm cố định ở mức trung bình vững chắc hơn mong đợi, cảnh báo bằng lời nói và ngừng các động thái nới lỏng ngay lập tức.

Nhân dân tệ và yen gần đây giảm giá mạnh so với USD do chênh lệch về chính sách tiền tệ giữa Mỹ với Trung Quốc và Nhật Bản. Việc này đang đe dọa vị thế của châu Á - điểm đến ưa thích của nhà đầu tư muốn mạo hiểm.

Nhiều chuyên gia cảnh báo khủng hoảng tài chính 1997 lặp lại khi yen, nhân dân tệ liên tục yếu đi so với USD.

Đồng tiền của hai nền kinh tế lớn nhất châu Á lao dốc có thể biến thành khủng hoảng nếu nó châm ngòi cho dòng vốn nước ngoài rút khỏi khu vực. Bên cạnh đó, việc này cũng có thể tạo ra cuộc đua hạ giá nguy hiểm, gây sụt giảm nhu cầu và niềm tin tiêu dùng.

Đồng nhân dân tệ đã giảm hơn 4% so với đồng đô la kể từ giữa tháng 8 và vào đầu tháng này, cũng phá vỡ mốc 7 nhân dân tệ đổi một USD. Nguyên nhân là sức ép từ chính sách tiền tệ tại Mỹ và tăng trưởng tại Trung Quốc chậm lại (vì chính sách Zero Covid và khủng hoảng bất động sản).

Sự suy thoái của đồng nhân dân tệ cũng đã tăng nhanh sau khi PBOC hạ các mức lãi suất chính vào tháng 8 để nới rộng hơn nữa lập trường chính sách của mình so với các nền kinh tế lớn khác đang tăng lãi suất mạnh mẽ.

usd1-ngoc-thang-7304.jpg

Thông báo ngày hôm nay của PBOC sẽ đánh dấu biện pháp chính sách mới nhất để ngăn chặn sự sụt giảm của đồng tiền sau khi đầu tháng này, nó đã chuyển sang giảm lượng ngoại hối mà các tổ chức tài chính phải giữ làm dự trữ trước đó.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã loại bỏ các yêu cầu dự phòng rủi ro vào tháng 10/2020, khi đồng nhân dân tệ tăng giá mạnh.

Ken Cheung, trưởng chiến lược gia ngoại hối châu Á tại Mizuho Bank cho biết: “Việc tăng dự phòng rủi ro ngoại hối cho thấy PBOC muốn ngăn chặn sự mất giá nhanh chóng của đồng nhân dân tệ và ổn định thị trường.

"Nó cũng cho thấy rằng ngân hàng trung ương sẽ can thiệp bất cứ khi nào nó cần thiết."

Tuy nhiên, vị này cũng lưu ý rằng do lãi suất đồng USD cao hơn, cùng với việc Fed tăng mạnh chi phí đi vay, động thái này khó có thể đảo ngược xu hướng giảm giá của đồng nhân dân tệ.

Giá yen và nhân dân tệ giảm nhanh "có thể nhanh chóng kéo tụt các tiền tệ khác trong khu vực", Aninda Mitra – Giám đốc phụ trách chiến lược đầu tư châu Á tại BNY Mellon Investment Management nhận định, "Nhân dân tệ giảm sâu hơn nữa sẽ gây rắc rối cho các nước còn lại".

Dĩ nhiên, không có gì đảm bảo việc nhân dân tệ và yen mất giá thêm nữa sẽ gây ra biến động tài chính. So với thập niên 90, các nước châu Á hiện có tài chính ổn định hơn nhiều. Họ có dự trữ ngoại hối lớn và ít vay USD hơn.

Trung Quốc phản ứng như thế nào về việc đồng nhân dân tệ lao dốc?

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc giữ nguyên lãi suất với các khoản vay trung hạn

Trái với dự đoán, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc giữ nguyên lãi suất trung hạn

Khủng hoảng bất động sản leo thang, Trung Quốc thành lập Ủy ban Tài chính Trung ương mới

Bài thuộc chủ đề Ngân hàng
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/trung-quoc-hanh-dong-kiem-che-su-sut-giam-cua-dong-nhan-dan-te-kinh-te-chau-a-bi-de-doa-150521.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Trung Quốc hành động kiềm chế sự sụt giảm của đồng nhân dân tệ, kinh tế Châu Á bị đe doạ
POWERED BY ONECMS & INTECH