Tài chính Ngân hàng

TS. Cấn Văn Lực: Đi làm kiếm tiền gần cả đời công chức mới mua được cái nhà, còn nuôi ai?

Chi Hạ 18/12/2024 14:45

Theo số liệu của trang Batdongsan, thế hệ 9x ở Việt Nam tại thời điểm năm 2024 cần trung bình 25,8 năm thu nhập để mua một căn chung cư với giá 3 tỷ đồng.

Tại hội nghị Hội nghị Bất động sản Việt Nam (VRES) 2024, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV đã nhấn mạnh, chỉ số đầu tiên để đánh giá giá bất động sản (BĐS) tại Việt Nam là so sánh với thu nhập bình quân đầu người của cả nước.

Vị chuyên gia này đặt vấn đề: “Thông thường các bạn trẻ cần đi làm khoảng 10 - 12 năm, tối đa 15 năm để kiếm một cái nhà.

Còn ở Việt Nam lên tới 23-24 năm, gần hết đời công chức. Như vậy đi làm kiếm tiền gần cả đời công chức mới mua được cái nhà, còn nuôi ai?”.

Theo số liệu của trang Batdongsan, thế hệ 9x ở Việt Nam tại thời điểm năm 2024 cần trung bình 25,8 năm thu nhập để mua một căn chung cư với giá 3 tỷ đồng, trong điều kiện lãi suất huy động là 4,5%.

Ông cũng lưu ý, giá BĐS tại Việt Nam đã tăng rất nhanh. Số liệu từ Global Property Guide cho thấy, giai đoạn 2019–2024, giá BĐS tại Việt Nam tăng 59%. Con số này vượt xa mức tăng tại nhiều quốc gia như Mỹ (54%), Úc (49%), Nhật Bản (41%), Singapore (37%)...

TS. Cấn Văn Lực: Đi làm kiếm tiền gần cả đời công chức mới mua được cái nhà, còn nuôi ai?
TS. Cấn Văn Lực

TS. Cấn Văn Lực cũng nhắc đến quy định tại Luật Kinh doanh BĐS rằng Nhà nước có quyền can thiệp vào thị trường nếu giá BĐS tăng hơn 20% trong một quý. Thêm vào đó, tâm lý người tiêu dùng cũng phản ánh, giá nhà tại Việt Nam đang ở mức cao.

"Tất cả những yếu tố này là quá đủ để chứng minh giá BĐS của chúng ta đang cao", ông kết luận.

Tuy nhiên, bất chấp giá nhà cao, nhiều báo cáo cho thấy, người Việt Nam, cũng như các nước châu Á khác vẫn có kỳ vọng lớn về việc sở hữu BĐS trong đời, với các lý do như lợi suất cao và ổn định, thị trường tài chính chưa phát triển, sự công nhận từ xã hội và tài sản – nơi sinh sống cho gia đình.

Đặc biệt, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ sở hữu BĐS cao nhất thế giới, lên tới 90%, cao hơn nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore (88%), Indonesia (84%) và vượt qua các quốc gia phát triển như Mỹ và Úc (đều 66%). Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc với tỷ lệ sở hữu BĐS là 93%.

Lý giải về xu hướng này, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn chia sẻ: “Người dân tại các quốc gia phát triển không phải ít có nhu cầu sở hữu BĐS hơn, thích đi thuê hơn, mà thực tế là vì giá nhà quá cao. Ví dụ như tại Canada có tới 71% vẫn kỳ vọng sở hữu BĐS, chỉ gần 30% xác định sẽ thuê nhà mãi mãi hoặc không còn hứng thú với việc sở hữu nhà”.

Ngược lại, tại Việt Nam, chỉ 4% người dân xác định sẽ thuê nhà dài hạn, trong khi 96% vẫn đặt mục tiêu sở hữu BĐS.

>> TS. Cấn Văn Lực: Fintech Việt Nam đối mặt áp lực lớn từ cạnh tranh ngân hàng

TS Cấn Văn Lực: Việt Nam cần nghiên cứu nghiêm túc về tiền kỹ thuật số

TS. Cấn Văn Lực: Fintech Việt Nam đối mặt áp lực lớn từ cạnh tranh ngân hàng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ts-can-van-luc-di-lam-kiem-tien-gan-ca-doi-cong-chuc-moi-mua-duoc-cai-nha-con-nuoi-ai-266616.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    TS. Cấn Văn Lực: Đi làm kiếm tiền gần cả đời công chức mới mua được cái nhà, còn nuôi ai?
    POWERED BY ONECMS & INTECH