Vĩ mô

Vấn đề quan trọng, cấp bách khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Luân Dũng 29/03/2025 - 14:17

Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại TP. Hà Nội, TPHCM, TP. Đà Nẵng, TP. Hải Phòng... Các văn bản của HĐND, UBND, chủ tịch UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố được ban hành trước ngày 1/7/2025, nếu chưa được cơ quan có thẩm quyền thay thế hoặc bãi bỏ thì vẫn được áp dụng.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã có dự thảo tờ trình dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi Chính phủ, trong đó Bộ Nội vụ đã đề xuất phương án giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc chuyển đổi mô hình tổ chức quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.

Để bảo đảm cho hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp diễn ra liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, dự thảo luật quy định 7 nội dung chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách cần ưu tiên giải quyết.

Vấn đề quan trọng, cấp bách khi thực hiện chính quyền 2 cấp ảnh 1
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: QH.

Dự thảo quy định trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có hiệu lực thi hành (từ ngày 1/7/2025), giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương và điều chỉnh các quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương.

Chủ trương này nhằm đảm bảo thống nhất áp dụng trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và định kỳ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trường hợp liên quan đến luật, nghị quyết của Quốc hội thì báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Dự thảo cũng quy định chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại TP. Hà Nội, TPHCM, TP. Đà Nẵng, TP. Hải Phòng...

Quy định thời hạn để các cơ quan của chính quyền địa phương cấp huyện phải bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu, tài chính, ngân sách, trụ sở, tài sản, cơ sở vật chất khác có liên quan cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (15 ngày).

Cùng với đó, dự thảo nêu rõ về hiệu lực và thẩm quyền xử lý các văn bản của chính quyền địa phương cấp huyện (sau khi giải thể); quy định việc tiếp tục thực hiện các công trình, dự án đầu tư, các công việc, việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của chính quyền địa phương cấp huyện chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng phát sinh vấn đề cần giải quyết.

Đối với các văn bản của HĐND, UBND, chủ tịch UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố, thị xã, xã, phường, thị trấn… được ban hành trước ngày 1/7/2025, nếu chưa được cơ quan có thẩm quyền thay thế hoặc bãi bỏ thì vẫn được áp dụng.

Ngoài ra, lần sửa đổi này còn quy định việc giao cho UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thay đổi trình tự, thủ tục, thẩm quyền để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp cơ sở.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đưa ra các quy định khác có liên quan nhằm bảo đảm hoạt động liên tục, bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Dự thảo luật sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 9, diễn ra vào đầu tháng 5 tới.

Không làm phát sinh bộ máy , biên chế

Theo Bộ trưởng Nội vụ, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương là nguồn nhân lực chủ yếu tổ chức thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, đội ngũ này sẽ tiếp tục được rà soát, đánh giá và kiện toàn nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.

Do vậy, sau khi luật này được ban hành và có hiệu lực, không làm phát sinh tổ chức hành chính mới, không tăng biên chế, nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng yêu cầu của công tác triển khai thi hành Luật.

>> Chính quyền 2 cấp: Đề xuất điều cán bộ tỉnh, huyện xuống xã làm việc

Tổng Bí thư: Sắp xếp đơn vị hành chính để Đà Nẵng phát triển bứt phá

Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Theo tienphong.vn
https://tienphong.vn/van-de-quan-trong-cap-bach-khi-thuc-hien-chinh-quyen-2-cap-post1729229.tpo
Bài liên quan
  • TP Buôn Ma Thuột dự kiến sắp xếp thành 3 xã, phường
    TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) dự kiến tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã gồm: phường Buôn Ma Thuột, xã Ea Kao và xã Ea Tu.
  • Bất ngờ quy mô kinh tế của 11 tỉnh, thành phố không thuộc diện sắp xếp
    Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương dự kiến giữ nguyên sau sắp xếp đơn vị hành chính. Vậy, quy mô kinh tế các địa phương này thế nào?
  • Chính quyền 2 cấp: Đề xuất điều cán bộ tỉnh, huyện xuống xã làm việc
    Với số lượng cấp xã lớn, sau sáp nhập giảm từ hơn 10.000 xuống chỉ còn hơn 2 nghìn xã, thời gian thực hiện không nhiều, đòi hỏi các các bộ, ngành và địa phương phải “vừa chạy vừa xếp hàng” để hoàn tất được lộ trình đề ra.
  • Chính quyền 2 cấp: Thành phố/thị xã thuộc tỉnh, thành phố trong thành phố sẽ ra sao?
    TS, KTS. Ngô Trung Hải - nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị nông thôn quốc gia, Bộ Xây dựng - cho biết, cần có nghiên cứu, đánh giá cụ thể đối với các thành phố thuộc tỉnh và mô hình thành phố trong thành phố trực thuộc Trung ương để đảm bảo phù hợp, tạo động lực cho phát triển.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Vấn đề quan trọng, cấp bách khi thực hiện chính quyền 2 cấp
    POWERED BY ONECMS & INTECH