Điểm đến

Về một tỉnh miền Trung khám phá ngôi đền thiêng nghìn năm tuổi được xây dựng từ thế kỷ XI, nổi bật với quần thể cây cổ thụ có tuổi đời lên đến 1.000 năm

Thanh Thanh 11/01/2024 16:00

Với nhiều giá trị lịch sử văn hóa, ngôi đền đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Di tích lịch sử văn hóa đền Cả hay còn gọi là đền Lớn, Tam tòa Đại Vương ở xã Ích Hậu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ XI, đời Nhà Lý, thờ nhiều vị công thần của dân tộc. Gần 1.000 năm trôi qua, ngôi đền thiêng lưu giữ nhiều giá trị lịch sử văn hóa về tiến trình hình thành và phát triển của quê hương núi Hồng, sông La thu hút đông du khách thập phương tìm về chiêm bái.

Lịch sử lập đền

Tổng thể khuôn viên đền Cả

Tổng thể khuôn viên đền Cả

Ban đầu đền có tên gọi là đình Hát, miếu thờ Tam tòa Đại Vương, về sau gọi là đền Cả. Theo truyền thuyết và các tư liệu lịch sử, năm Canh Ngọ 1030, hoàng tử thứ 8 của vua Lý Thái Tổ là Lý Nhật Quang cùng 2 vương hầu là Lý Đại Thành và Lý Thái Giai theo lệnh vua vào vùng đất phía Nam Hoan Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh ngày nay) để chiêu dân, lập ấp. Sau này, để tưởng nhớ công ơn 3 vị tướng quân, nhân dân đã lấy nền đất nơi đóng quân lập đền thờ ngày đêm hương khói. Đến thời nhà Trần (vào thế kỷ XIII), các công thần Trần Quang Khải và Trần Khánh Dư lại tiếp tục đến Hoan Châu thực hiện công việc chỉ đạo khai phá vùng đất dưới chân núi Hồng Lĩnh và dừng chân nghỉ lại tại đền. Sau đó, nhân dân nhớ ơn công lao của 2 vị, lập thêm “Lưỡng tòa thánh Vương” để phụng thờ.

Ngôi đền thiêng liêng lưu giữ nhiều giá trị lịch sử văn hóa của cả một vùng quê

Ngôi đền thiêng liêng lưu giữ nhiều giá trị lịch sử văn hóa của cả một vùng quê

Theo "Dư địa chí tỉnh Hà Tĩnh”, vào thời nhà Lê, vua Lê Thánh Tông trong khi đi đánh giặc Chiêm Thành, lúc thuyền ngang qua sông Kênh Cạn thì không đi tiếp được. Vua đã thân chinh ngự giá lên bờ vào đền làm lễ, lúc đó thuyền mới đi được. Sau khi đánh giặc thắng lợi trở về, nhà vua lệnh cho dân tổng Phù Lưu tu sửa đền và gọi là đền thờ “thần Tam Lang”.

Kiến trúc độc đáo

Kiến trúc đền Cả vô cùng độc đáo, lưu giữ nhiều giá trị lịch sử văn hóa

Kiến trúc đền Cả vô cùng độc đáo, lưu giữ nhiều giá trị lịch sử văn hóa

Cụ thể, hiện nay đền gồm 3 tòa nhà chính: hạ điện, trung điện và thượng điện được xây dựng với các niên đại khác nhau. Trong đó, thượng điện được xây dựng vào năm 1474 thuộc niên hiệu Hồng Đức. Nhà được làm bằng gỗ lim nguyên khối, với nhiều chạm khắc tinh xảo từ những người thợ ở kinh thành Thăng Long, sau khi làm xong mới đưa về bằng đường thủy để lắp ráp. Thượng điện thờ thánh Mẫu, kế đến là Tam tòa Đại Vương gồm: hoàng tử Lý Nhật Quang cùng 2 vương hầu là Lý Đại Thành và Lý Thái Giai. Hai bên thượng điện thờ nhị vị công thần là Trần Quang Khải và Trần Khánh Dư.

Tòa trung điện

Tòa trung điện

Bên trong tòa trung điện

Bên trong tòa trung điện

Trung điện thờ các vị có công với đất nước như: Trần Đức Mậu, Nguyễn Văn Giai... Hạ điện thờ các vị thành hoàng làng rước về từ các thôn của xã.

Trung điện được xây dựng năm Quý Mùi (1583), làm bằng gỗ lim nguyên khối với 16 cột, các bức hoành, xà, kèo được điêu khắc tỉ mỉ các hình rồng, phượng, vua, tướng, lính và voi ngựa… Đặc biệt, 2 bức hồi bằng gỗ lim được điêu khắc 2 hoạt cảnh: đánh cờ và hát múa cung đình.

Trung điện được làm bằng gỗ lim nguyên khối

Trung điện được làm bằng gỗ lim nguyên khối

Hạ điện do vua Lê Thánh Tông lệnh cho nhân dân tổng Phù Lưu xây dựng

Hạ điện do vua Lê Thánh Tông lệnh cho nhân dân tổng Phù Lưu xây dựng

Gắn với các điện thờ là nhiều câu đối bằng chữ Hán có nội dung ca ngợi công đức của các vị tiền nhân trong việc hộ quốc an dân qua các thời kỳ. Ngoài ra, đền Cả còn có các công trình như nhà để sắc phong (hiện đền Cả còn lưu giữ 37 đạo sắc phong do các đời vua ban cho đền), nhà hóa hương vàng…

Nhà để sắc phong đền Cả

Nhà để sắc phong đền Cả

Đặc biệt, trong khuôn viên rộng gần 3ha của đền Cả là một quần thể cây cổ thụ với nhiều loại cây quý hiếm có tuổi đời hàng trăm năm. Trong đó, có 6 cây được xác định có tuổi đời gần 1.000 năm gắn với thuở mới lập đền đã được chứng nhận cây di sản.

Cây chòi được cho là trồng từ thế kỷ thứ XI

Cây chòi được cho là trồng từ thế kỷ thứ XI

Với nhiều giá trị lịch sử văn hóa, năm 1992, Bộ Văn hóa – Thông tin đã xếp hạng đền Cả là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Hàng năm, nơi đây thu hút đông đảo du khách trên mọi miền đất nước tìm về chiêm bái.

>> Đền đôi tọa trên đỉnh núi hơn 2.300m dựng đứng là di sản thế giới của UNESCO, làm thế nào con người mang vật liệu lên được để xây dựng?

Ngôi đền cổ rộng hơn 5.000m2 là nơi an nghỉ của các vị vua đầu triều đại nhà Trần, nổi tiếng với 3 gò mộ có quy mô tựa như 3 quả đồi

Ngôi đền rộng 500m2 giữa phố cổ Hà Nội là nơi duy nhất thờ ‘Ông tổ phòng cháy chữa cháy’, được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia

Phát hiện đường hầm 2.300 tuổi dưới ngôi đền cổ: Dài 1.350m, hé lộ trình độ khoa học kỹ thuật 'vượt thời gian'

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ve-mot-tinh-mien-trung-kham-pha-ngoi-den-thieng-nghin-nam-tuoi-duoc-xay-dung-tu-the-ky-xi-noi-bat-voi-quan-the-cay-co-thu-co-tuoi-doi-len-den-1000-nam-d114587.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Về một tỉnh miền Trung khám phá ngôi đền thiêng nghìn năm tuổi được xây dựng từ thế kỷ XI, nổi bật với quần thể cây cổ thụ có tuổi đời lên đến 1.000 năm
POWERED BY ONECMS & INTECH