Kiến thức

Vitamin có thể khiến một số căn bệnh trở nên trầm trọng hơn

Võ Hồng Thu 19/10/2024 10:10

Trong việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả các dược sĩ luôn nhấn mạnh đến khả năng tương tác giữa các loại thuốc, vitamin và khoáng chất… trong quá trình điều trị bệnh. Chả hạn như, nếu dùng không đúng người đúng bệnh, các vitamin và khoáng chất có thể khiến một số bệnh nặng hơn.

Viên sủi làm giảm hiệu lực của thuốc chữa tăng huyết áp

Nhiều người thường có thói quen dùng vitamin C hàng ngày làm tăng cường khả năng miễn dịch.

Trong mỗi viên sủi, ngoài việc chứa thành phần chính là vitamin C, còn chứa khoảng 243mg muối (natri) đóng vai trò trong quá trình tạo bọt. Đây là mức nồng độ muối natri hoàn toàn có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người bị cao huyết áp.

Người bệnh cao huyết áp cũng đồng thời là những cá thể có nguy cơ tổn thương thận cao hơn người thường. Việc dùng viên C sủi hàng ngày vô tình đã chất thêm gánh nặng cho thận bởi chúng có khả năng gây kết tủa oxalat trong thận. Khi thận yếu, khả năng kiểm soát huyết áp càng trở nên khó khăn hơn. Như vậy rõ ràng là viên C sủi có thể gây hại cho những người bị tăng huyết áp và đang điều trị căn bệnh này.

Vitamin có thể khiến một số căn bệnh trở nên trầm trọng hơn ảnh 1
Viên C sủi có thể gây hại cho những người bị tăng huyết áp và đang điều trị căn bệnh này.

Cách bổ sung vitamin cho người bị tăng huyết áp thông minh và an toàn chính là thêm vào bữa ăn những vitamin thiên nhiên như sau:

Các loại rau xanh đậm: Diếp cá, cần tây, cải xoăn, rau muống,... chứa lượng kali đáng kể, có lợi cho những người mắc bệnh huyết áp cao. Rau muống, với hàm lượng canxi cao, giữ vai trò duy trì áp lực trong mạch máu, giữ cho huyết áp ổn định. Cần tây với khả năng tăng cường hoạt tính của vitamin C, còn giúp hạ huyết áp và làm giảm mỡ trong máu.

Vitamin có thể khiến một số căn bệnh trở nên trầm trọng hơn ảnh 2
Cần tây giúp hạ huyết áp và giảm mỡ máu.

Các loại quả mọng nước: Việt quất có khả năng hạ huyết áp và ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao một cách hiệu quả. Dưa hấu, có chất citrulline hỗ trợ tốt trong việc giảm lượng cholesterol máu, ngăn ngừa tình trạng xơ vữa mạch, lại có tác dụng lợi tiểu, hữu ích cho những người đang bị cao huyết áp.

Vitamin có thể khiến một số căn bệnh trở nên trầm trọng hơn ảnh 3
Dưa hấu, thứ quả mọng hữu ích với người bệnh cao huyết áp.

Chuối và táo chứa hàm lượng kali khá cao, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, phù hợp nhu cầu hỗ trợ điều trị bệnh của người cao huyết áp.

Bệnh thận và ung thư tuyến tiền liệt nên tránh dùng canxi

Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt thường được điều trị bằng liệu pháp hormone để ngăn quá trình sản xuất testosterone. Liệu pháp này có tác dụng phong bế sản xuất testosterone gây tăng tái phát ung thư. Nhưng testosterone lại rất quan trọng trong việc tạo sự cứng chắc cho bộ xương cơ thể. Vì thế, bệnh nhân thường được bổ sung canxi củng cố hệ xương khi mà lượng testosterone bị ngưng trệ. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh nhân nam dùng liệu pháp hormone có bổ sung canxi liều lượng 500-1000 mg canxi mỗi ngày, không khiến xương khỏe hơn mà thậm chí còn bị giảm mật độ xương. Vì vậy, người bệnh ung thư tuyến tiền liệt khi dùng liệu pháp hormone thì nên duy trì hoạt động để tăng cường sức khỏe cho xương và sau giai đoạn điều trị tỉ trọng xương sẽ được phục hồi trở lại, không nên dùng canxi.

Với người có bệnh thận, việc dùng bổ sung canxi và các chế phẩm có chứa canxi cần hết sức cẩn trọng.Nếu dùng canxi nhất là liều cao hơn so với khuyến cáo (700mg/ngày) có thể gây tích khoáng trong thận và lâu ngày gây sỏi thận, gây đau nếu không được tán nhỏ để trôi qua đường nước tiểu ra ngoài, thậm chí nếu nặng thì phải phẫu thuật.

Dùng liều cao vitamin E và kali, tăng nguy cơ bệnh tim phải nhập viện

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, nếu dùng liều cao vitamin E (400IU- khoảng 363mg /ngày thì rủi ro mắc bệnh suy tim tăng tới 13% và 21% nguy cơ phải nhập viện vì bệnh tim.Ngoài ra, những người bệnh tim không được dùng thuốc có chứa kali ở liều cao (trên 3.500 mg mỗi ngày), vì lượng kali dư thừa cũng sẽ làm tim đập nhanh và loạn nhịp tim.

Vitamin B3 làm tăng đường huyết

Vitamin B3 giúp giảm lượng cholesterol, giúp ích cho quá trình tuần hoàn máu và hệ thần kinh. Nhu cầu vitamin B3 hàng ngày của người trưởng thành là từ 15 - 18mg. Nhưng với người bệnh đái tháo đường, nếu dùng vitamin B3 hàng ngày, do vitamin B3 phân giải glycogen nên làm tăng đường huyết. Do đó, người mắc bệnh đái tháo đường cần lưu ý điều chỉnh liều dùng thuốc kiểm soát đường huyết khi phối hợp với vitamin B3.

Bệnh vảy nến chớ dùng quá nhiều vitamin A

Một trong số những loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh vảy nến là nhóm thuốc retinoids là dạng viên hoặc kem dưỡng da. Nó có tác dụng điều tiết tăng trưởng tế bào da, nhưng bệnh vảy nến lại tăng trưởng mạnh làm cho da đỏ và tạo thành những vảy mới dạng bạc. Lý do của hiện tượng này là vì retinoids có chứa một dẫn xuất là vitamin A giúp duy trì da phát triển và nếu dùng quá nhiều vitamin A có thể gây độc. Do vitamin A là loại dưỡng chất hòa tan mỡ nên nó có thể lưu lại trong cơ thể, tích tụ trong gan nên có hại cho cơ thể.

>> Tìm thấy mối liên hệ giữa thời gian ngủ và nguy cơ mắc bệnh ung thư

Tiết lộ món ăn đơn giản nhưng có tác dụng lớn trong ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường

Loại hạt là ‘viên kim cương tỷ đô’ của Việt Nam được 80 quốc gia săn đón, giúp giảm nguy cơ ung thư, đột quỵ và tiểu đường

Theo tienphong.vn
https://tienphong.vn/vitamin-co-the-khien-mot-so-can-benh-tro-nen-tram-trong-hon-post1682175.tpo
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Vitamin có thể khiến một số căn bệnh trở nên trầm trọng hơn
POWERED BY ONECMS & INTECH