Thế giới

Vỡ đập thủy điện do trụ chống ‘gãy toạc’, 6 triệu m3 nước đổ ập xuống hạ lưu khiến 356 người chết: Tình tiết gây ra thảm họa kinh hoàng lịch sử

Linh Châu 29/09/2024 - 10:33

Một số nghiên cứu chỉ ra, do đập có kết nối kém với móng, chất lượng bê tông không đạt chuẩn cũng như quá trình thi công không đảm bảo đã dẫn đến việc đập bị sập.

Vụ vỡ đập Gleno là một trong những thảm họa nghiêm trọng nhất trong lịch sử hiện đại nước Ý. Đập được xây dựng trên sông Gleno ở Valle di Scalve, tỉnh Bergamo trong những năm 1916 - 1923. Mục tiêu là sử dụng sức mạnh của hồ chứa để tạo ra điện.

Vỡ đập thủy điện do trụ chống ‘gãy toạc’, 6 triệu m3 nước đổ ập xuống hạ lưu khiến 356 người chết: Tình tiết gây ra thảm họa kinh hoàng lịch sử - ảnh 1
Vụ vỡ đập Gleno là một trong những thảm họa nghiêm trọng

Ban đầu, kế hoạch là xây đập bê tông trọng lực và móng đập đã được làm xong. Tuy nhiên, đến năm 1921, khi đang thi công, phương án đập đã được thay đổi thành đập liên vòm vì lý do kinh phí. Đập sau đó có chiều cao 53m và chiều dài 260m. Sự thay đổi thiết kế này được thực hiện mà không có nghiên cứu kỹ lưỡng và đầy đủ về tác động lên cấu trúc.

Vỡ đập thủy điện do trụ chống ‘gãy toạc’, 6 triệu m3 nước đổ ập xuống hạ lưu khiến 356 người chết: Tình tiết gây ra thảm họa kinh hoàng lịch sử - ảnh 2
Đập có chiều cao 53m và chiều dài 260m

Sau đó, điều không may đã xảy ra. Vào lúc 6 giờ 30 sáng ngày 1/12/1923, một bản trụ chống của đập đã bị nứt vỡ và gãy. Chỉ trong vòng vài phút, 6 triệu m3 nước từ hồ chứa đã đổ ập xuống hạ lưu, "quét sạch" làng mạc và khu vực sinh sống của người dân. Ước tính, 356 người đã thiệt mạng trong vụ vỡ đập này.

Dòng nước mạnh cũng đã phá hủy hoàn toàn các ngôi nhà, cơ sở hạ tầng và đất đai trong khu vực. Nhiều công trình bị cuốn trôi; 5 trạm phát điện trong vùng, cùng mạng lưới điện thoại cũng bị phá hủy.

Vỡ đập thủy điện do trụ chống ‘gãy toạc’, 6 triệu m3 nước đổ ập xuống hạ lưu khiến 356 người chết: Tình tiết gây ra thảm họa kinh hoàng lịch sử - ảnh 3
Vào lúc 6 giờ 30 sáng ngày 1/12/1923, một bản trụ chống của đập đã bị nứt vỡ và gãy

Về sau, một số nghiên cứu chỉ ra rằng do đập có kết nối kém với móng, chất lượng bê tông không đạt chuẩn cũng như quá trình thi công không đảm bảo đã dẫn đến việc đập bị sập.

Sau sự việc, quy định về việc xây dựng đập tại Ý cũng như trên thế giới đã được thắt chặt hơn nhằm ngăn ngừa những thảm họa tương tự xảy ra trong tương lai.

>> Nước lũ dâng lên hơn 9m chỉ trong 20 phút khiến 25.000 người thiệt mạng: Tình tiết đau đớn trong thảm họa vỡ đập kinh hoàng nhất lịch sử

Huy động 38.000 tỷ đồng cùng hàng loạt công nghệ cao xây siêu đập thủy điện đẳng cấp thế giới, giải quyết tình trạng lũ lụt cho hơn 2,4 triệu người, 10 năm mới hoàn thành

Nguy cơ vỡ đập thủy điện lớn nhất, một quốc gia từng phát lệnh sơ tán khẩn cấp 24.000 dân, đội cứu hộ 1.700 người lập tức hành động

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/vo-dap-thuy-dien-do-tru-chong-gay-toac-6-trieu-m3-nuoc-do-ap-xuong-ha-luu-khien-356-nguoi-chet-tinh-tiet-gay-ra-tham-hoa-kinh-hoang-lich-su-127470.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Vỡ đập thủy điện do trụ chống ‘gãy toạc’, 6 triệu m3 nước đổ ập xuống hạ lưu khiến 356 người chết: Tình tiết gây ra thảm họa kinh hoàng lịch sử
    POWERED BY ONECMS & INTECH