Vụ Vạn Thịnh Phát: 5 bị can thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM nhận bao nhiêu từ SCB?

06-12-2023 02:46|Hồ Nga

Các bị can bị truy tố tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong vụ Vạn Thịnh Phát.

Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, có 86 người bị truy tố, trong đó có nhiều cán bộ thuộc ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra xác minh các sai phạm tại ngân hàng SCB thông qua việc Trương Mỹ Lan lập khống hồ sơ vay vốn để rút tiền, Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng.

5 bị can đã nhận những gì?

Dẫn tới sai phạm, Cơ quan cảnh sát điều tra đã xác minh, làm rõ trách nhiệm của tổ giám sát giai đoạn tháng 3/2016 đến tháng 10/2022. Có 5 đối tượng bị khởi tố gồm (1) Nguyễn Văn Dũng, (2) Võ Văn Thuần, (3) Phan Tấn Trung, (4) Nguyễn Tín và (5) là Nguyễn Thị Phi Loan.

Các bị can này đã có nhiều sai phạm; đã nhận nhiều tiền/quà/vật chất từ các lãnh đạo của SCB. Các bị can bị truy tố tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, phụ trách công tác thanh tra, giám sát (nguyên cục trưởng cục II thuộc cơ quan TTGSNH). Dũng đã nhận của SCB số tiền 400 triệu đồng và 15.000 USD.

Võ Văn Thuần, nguyên Phó Chánh TTGS NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (nguyên Phó cục trưởng cục II). Thuần đã nhận tổng số 1,8 tỷ đồng của ngân hàng SCB.

Phan Tấn Trung, nguyên Phó Chánh TTGS NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh phụ trách tổ giám sát giai đoạn tháng 9/2020 đến năm 2022. Trung đã nhận tổng cộng 1,1 tỷ đồng của SCB.

Nguyễn Tín, tổ trưởng tổ giám sát giai đoạn 2016-2019. Tín đã nhận tổng số tiền 470 triệu đồng vào các dịp lễ, tết.

Nguyễn Thị Phi Loan, nguyên Phó chánh thanh tra phụ trách TTGSNH chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Loan đã nhận tổng số tiền 470 triệu đồng vào các dịp lễ, tết.

>>Vụ SCB: Ngoài Đỗ Thị Nhàn nhận 5,2 triệu USD, những người khác trong đoàn thanh tra nhận được những gì?

Vụ Vạn Thịnh Phát: 5 bị can thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM nhận bao nhiêu từ SCB
Ảnh bà Trương Mỹ Lan

Diễn biến hành vi phạm tội

Trong thời gian xây dựng phê duyệt triển khai kế hoạch tái cơ cấu SCB giai đoạn 2015-2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chỉ đạo cơ quan TTGSNH triển khai 3 đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra hoạt động đối với ngân hàng SCB. Trong đó:

  1. Thanh tra SCB giai đoạn từ 2014-2015 về việc thanh tra hợp nhất ngân hàng SCB do Cục thanh tra giám sát ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (Cục II).
  2. Thanh tra SCB năm 2016 về việc giữ hộ vàng, kiểm tra quỹ vàng do Cục thanh tra giám sát ngân hàng TP HCM thực hiện.
  3. Thanh tra SCB giai đoạn 2017-2018, do ngân hàng Nhà nước chủ trì phối hợp Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia tiến hành.

Kết quả điều tra cho thấy (1) Nguyễn Văn Dũng, (2) Võ Văn Thuần, (3) Phan Tấn Trung, (4) Nguyễn Tín và (5) là Nguyễn Thị Phi Loan đã:

- Ngăn chặn, cản trở việc báo cáo hoặc báo cáo không trung thực các hành vi sai phạm và thực trạng tài chính rất xấu của ngân hàng SCB lên ngân hàng Nhà nước và cơ quan TNHH và cơ quan TTGSNH.

- Không kiến nghị lên NHNN đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt.

- Không kiến nghị cơ quan TTGSNH thanh tra pháp nhân SCB để kịp thời xử lý các sai phạm.

- Thu hẹp phạm vi thanh tra không đúng với đề xuất của tổ giám sát.

>>Vụ Vạn Thịnh Phát: Đỗ Thị Nhàn "chỉ điểm" cho Trương Mỹ Lan cách thoát nạn đợt thanh tra như thế nào?

Trương Mỹ Lan dùng chiêu ‘bán nợ trả chậm’ để xử lý hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu như thế nào?

Vụ Vạn Thịnh Phát: 5 đối tượng giữ vai trò ‘tạo lập’ giúp sức Trương Mỹ Lan là những ai?

Vụ Vạn Thịnh Phát: 6 đối tượng “chủ chốt” giúp sức Trương Mỹ Lan là ai?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vu-van-thinh-phat-5-bi-can-thuoc-ngan-hang-nha-nuoc-chi-nhanh-tp-hcm-nhan-bao-nhieu-tu-scb-214246.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vụ Vạn Thịnh Phát: 5 bị can thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM nhận bao nhiêu từ SCB?
POWERED BY ONECMS & INTECH