HĐXX đã tuyên đọc bản án trong vụ Vạn Thịnh Phát từ ngày 11/4, đến nay đã sắp hết thời hạn kháng án của các bị cáo.
Ngày 11/4, sau hơn 1 tháng, HĐXX đã tuyên án đối với Trương Mỹ Lan và 85 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các bên liên quan.
Chỉ còn 2 ngày cho các bị cáo kháng án
Trương Mỹ Lan bị kết án tử hình, buộc bồi hoàn hơn 673.849 tỷ đồng cho ngân hàng SCB và phải nộp 674 tỷ đồng tiền án phí sơ thẩm dân sự.
Có 4 người bị tuyên án chung thân gồm Đỗ Thị Nhàn, Đinh Văn Thành, Võ Tấn Hoàng Văn và Bùi Anh Dũng.
Đáng chú ý, có 13 bị cáo được hưởng án treo, trong đó có 8 người được trả tự do ngay tại tòa. Trong số những người được trả tự do ngay tại tòa, có 3 “sếp” SCB là Uông Văn Ngọc Uẩn, Hoàng Minh Hoàn và Nguyễn Anh Phước.
Bà Trương Mỹ Lan (tử hình) và 4 bị cáo lãnh án chung thân |
>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Cơ hội nào cho Trương Mỹ Lan được ân giảm án tử hình?
HĐXX cũng cho biết, Trương Mỹ Lan có 7 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Hiện tại chưa có thông tin bà Lan có gửi đơn xin ân giảm hay không.
Trước đó, trình bày tại tòa, Trương Mỹ Lan liên tục khẳng định bản thân và gia đình có tiềm lực tài chính để khắc phục mọi hậu quả vụ án. Bà cũng đề nghị cung cấp hàng chục bất động sản có giá trị lớn, cho con gái Chu Duyệt Phấn rao bán. Ngoài ra, theo bà Lan, có rất nhiều người đang nợ tiền, đề nghị cho con gái đi thu hồi công nợ.
>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Lộ diện nữ đại gia phải trả cho Trương Mỹ Lan 145 tỷ đồng và 1.000 lượng vàng
Dù “mạnh miệng” khẳng định khả năng chi trả, tiềm lực tài chính, song HĐXX cho rằng thực tế tài chính của Trương Mỹ Lan không nhiều như bà trình bày; 95% tài sản của Trương Mỹ Lan được hình thành bằng việc rút tiền từ SCB.
Ngoài Trương Mỹ Lan, HĐXX cũng thông qua Luật với các bị cáo khác. Theo đó, bị cáo, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày từ ngày 12/4/2024.
Các bị cáo vắng mặt tại tòa được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày từ ngày bản án được tống đạt hoặc niêm yết. Người có quyền và nghĩa vụ của những bên liên quan vắng mặt tại tòa cũng có quyền kháng án trong thời hạn 15 ngày.
Đến nay, 25/4, chỉ còn 2 ngày để các bị can kháng án. Hiện chưa có thông tin các bị cáo có kháng cáo hay không.
Quy trình kháng cáo: Bị cáo cần biết những gì?
- Theo quy định, người kháng án cần có đơn kháng cáo và chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh cho căn cứ của kháng cáo.
- Đơn kháng cáo cần gửi tới Tòa án đã xét xử sơ thẩm, hoặc Tòa án cấp phúc thẩm. Ngoài ra, người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm - trường hợp này Tòa phải lập biên bản theo quy định.
- Khi nhận được đơn hoặc biên bản kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải vào sổ tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ. Với những đơn không hợp lệ hoặc không rõ, Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho người kháng cáo để làm rõ; với những trường hợp không có quyền kháng cáo, trong vòng 3 ngày Tòa phúc thẩm phải trả lại đơn và thông báo cho người kháng cáo và VKSND cùng cấp - việc trả đơn lại có thể bị khiếu nại trong vòng 7 ngày.
>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Kiến nghị điều tra tiếp các dự án hợp tác với Trương Mỹ Lan chưa xử lý