Điểm đến

Vùng đất miền Tây được vua gọi là "đất Hoàng gia" khi có tới 7 hoàng hậu, nay lại là "vương quốc trái cây" hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm

Quỳnh Như 27/11/2023 - 15:49

Theo tài liệu hiện có thì trong số những bà hoàng hậu của triều Nguyễn thì có 7 bà đến từ mảnh đất phương Nam này.

Lật lại lịch sử Việt Nam, có thể dễ dàng tìm thấy vùng đất được mệnh danh là “quê hương của các hoàng hậu”, “cái nôi mỹ nhân”. Đó chính là Gò Công, Tiền Giang. Theo lời kể của vua Bảo Đại trong hồi ký Con Rồng An Nam, vùng đất Gò Công vốn được mệnh danh là "đất Hoàng gia" khi có đến 7 phụ nữ miền Nam đã từng là chủ nhân của Hoàng thành Huế. Trong đó, hai hoàng hậu nổi tiếng là Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu (Đức Từ Dụ) và Nam Phương Hoàng Hậu Nguyễn Hữu Thị Lan (hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam). Sau này còn có các đệ nhất phu nhân như bà Đoàn Thị Giàu, bà Nguyễn Mai Anh...

Empty

Vùng "đất Hoàng gia" sản sinh ra nhiều hoàng hậu nhất

Nhắc đến phụ nữ Gò Công, đầu tiên phải nhắc đến Từ Dụ Hoàng Thái hậu. Bà tên thật là Nguyễn Thị Hằng, sinh năm 1810 ở thị xã Gò Công ngày nay. Ngay từ bé, bà Từ Dụ đã nổi tiếng nhờ vẻ ngoài xinh đẹp, thông minh, ham học hỏi. 14 tuổi, bà lần đầu đến Huế hầu con trai vua Minh Mạng (sau này là vua Thiệu Trị). Sau 1 năm, bà sinh con gái đầu lòng, rồi sau đó sinh vua Tự Đức vào năm 1829. 20 năm sau, bà Từ Dụ được tôn làm Hoàng Thái Hậu.

Nhờ tài đức vẹn toàn, lại có lòng thương dân, lối sống khiêm tốn, giản dị nên khi mất Đức Từ Dụ được người dân tôn sùng. Ngày nay, danh hiệu của bà được đặt cho bệnh viện phụ sản lớn nhất TP.HCM – Bệnh viện Từ Dũ.

ba-tu-du-2481-1467443768
Tượng Từ Dụ Hoàng Thái hậu ở Bệnh viện Từ Dũ TP HCM.

Người thứ hai, không thể không nhắc đến là Hoàng hậu Nam Phương. Bà sinh năm 1914 ở Gò Công, con của đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào, cháu ngoại ông Huyện Sỹ Lê Phát Đạt – người giàu nhất miền Nam thời bấy giờ.

Từ 12 tuổi bà Nam Phương đã đi du học ở trường nữ sinh Couvent des Oiseaux tại Pháp. Cộng thêm nhan sắc chim sa cá lặn, bà càng thu hút mỗi khi xuất hiện. Vị hoàng hậu gốc Gò Công này được ca ngợi là nhan sắc số một Việt Nam thời đó. Bà cũng từng 3 lần giành giải Hoa hậu Đông Dương.

Trước vẻ đẹp của bà Nam Phương, ngay lần đầu gặp mặt vua Bảo Đại đã mê mẩn không ngừng. Hai người tổ chức đám cưới vào năm 1934, tại Huế. Năm ấy Nam Phương mới 19 tuổi, Bảo Đại 21 tuổi.

6o58in2l
Nam Phương hoàng hậu.

Ngoài ra, Gò Công còn sản sinh ra 2 đệ nhất phu nhân nổi tiếng. Một là bà Đoàn Thị Giàu (sinh ở xã Vĩnh Kim, huyện Châu thành), phu nhân của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng. Hai là bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu.

Điểm chung ở những hoàng hậu, đệ nhất phu nhân xuất thân từ Gò Công là đều rất xinh đẹp, tài sắc vẹn toàn. Lý giải cho chuyện đó, các chuyên gia cho rằng vùng đất này vốn được khai phá sớm tại Nam Bộ (thậm chí trước cả Sài Gòn). Nơi đây có nhiều quan lại, địa chủ từng đưa con vào cung hầu. Nhờ đó mà họ có cơ hội thăng tiến hơn trong hậu cung.

Địa điểm du lịch hút khách bậc nhất miền Tây

Cách TP HCM khoảng 70 km, tỉnh Tiền Giang được sông Tiền thơ mộng (một trong 2 nhánh của sông Mê Kông) lượn quanh bồi đắp giúp nền kinh tế của địa phương có lịch sử lâu đời này thuộc tầm phát triển của Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngày nay, đô thị Gò Công đã phát triển nhưng dấu xưa vẫn còn dù trải nhiều thăng trầm lịch sử chiến tranh, ly loạn, đói kém...

Tên gọi Gò Công xuất phát từ lịch xử xa xôi, khi vùng đất này có nhiều chim công trú ngụ. Ngày nay, Gò Công cũng chính là một trong những điểm thu hút khách du lịch của vùng miền Tây sông nước.

Empty

Biển Tân Thành còn được gọi là bãi biển Gò Công ở xã Tân Thành, thị xã Gò Công, cách trung tâm TP Mỹ Tho 50km. Bãi biển này kéo dài khoảng 7km, sở hữu những triền cát đen trải dài ấn tượng. Tân Thành là một trong những bãi biển đẹp nhất miền Tây Nam Bộ, được khách du lịch lựa chọn làm điểm dừng chân, ngắm cảnh, thưởng thức các món ẩm thực chế biến từ hải sản.

Nhà Đốc phủ Hải

Nhà Đốc phủ Hải tọa lạc tại số 49 đường Hai Bà Trưng là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách mỗi khi ghé thăm Gò Công. Nhà Đốc Phủ Hải có lối thiết kế ấn tượng, độc đáo, kiến trúc kết hợp giữa châu Âu và Việt Nam. Dù trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử, căn nhà này vẫn giữ được nhiều nét như thuở sơ khai. Tháng 7/1994, Nhà Đốc phủ Hải đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Nhờ ngôi nhà nổi tiếng này, du lịch Gò Công ngày càng phát triển, nơi rất thích hợp với những người thích đi du lịch khám phá nét đẹp về lịch sử.

Dinh Tỉnh trưởng Gò Công

Dinh Tỉnh trưởng Gò Công (hay còn gọi là Dinh Chánh Tham biện) là một trong những dinh tỉnh trưởng được xây dựng đầu tiên, lớn nhất ở Miền Tây Nam Bộ (to đẹp hơn Dinh Tỉnh trưởng Mỹ Tho và các tỉnh khác). Dinh thự này (hiện nằm trên Đường Nguyễn Văn Côn, phường 2, thị xã Gò Công), là một ngôi nhà hai tầng đồ sộ với tổng diện tích sử dụng là 1.400m2 tọa lạc trong một khuôn viên rất đẹp và rộng rãi.

Ngoài Gò Công, Tiền Giang còn nhiều địa điểm khách thu hút khách du lịch. Đặc biệt, đến với Tiền Giang là du khách đang đến với vựa trái cây lớn nhất cả nước. Sở hữu hơn 75.000ha diện tích trồng cây ăn trái, chiếm gần 40% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh, cho sản lượng mỗi năm trên 1,39 triệu tấn trái cây các loại, Tiền Giang được mệnh danh “vương quốc trái cây” của nước ta.

>> Vẻ đẹp hữu tình của hồ thủy điện rộng 8.000 hecta với 99 ngọn núi hùng vĩ, được ví như vịnh Hạ Long giữa đại ngàn

Thị xã được mệnh danh là 'vùng đất hoàng gia' sản sinh nhiều Hoàng hậu bậc nhất Việt Nam

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/vung-dat-mien-tay-duoc-vua-goi-la-dat-hoang-gia-khi-co-toi-7-hoang-hau-nay-lai-la-vuong-quoc-trai-cay-thu-hut-hang-trieu-khach-du-lich-moi-nam-d112091.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Vùng đất miền Tây được vua gọi là "đất Hoàng gia" khi có tới 7 hoàng hậu, nay lại là "vương quốc trái cây" hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH