10 CTCK môi giới lớn nhất HOSE năm 2022 kiếm được bao nhiêu tiền từ môi giới?

06-01-2023 22:37|Yến Thanh

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa công bố top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất quý 4 và cả năm 2022 trên sàn HOSE.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa công bố top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất quý 4 và cả năm 2022 trên sàn HOSE.

Thị phần môi giới quý 4/2022 của VPS giảm mạnh, FPTS bật khỏi Top 10

10 CTCK môi giới lớn nhất HOSE năm 2022 kiếm được bao nhiêu tiền từ môi giới?

Xét riêng trong quý 4/2022, Chứng khoán VPS tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu về thị phần môi giới trên sàn HOSE. Tuy nhiên, thị phần của VPS giảm đáng kể từ mức 18,71% của quý 3 về còn 14,81%.

Top 5 thị phần không thay đổi về thứ hạng so với quý trước. Tuy nhiên, ngược với nhịp giảm thị phần của VPS, thị phần của nhiều công ty trong top 5 lại gia tăng trong đó SSI tiếp tục đứng thứ 2 với việc tăng thêm 0,36% lên mức 9,96% - hơn VNDirect 2,43%.

Chứng khoán Mirae Asset ở vị trí thứ 4 với thị phần tăng từ 5,85% lên 6,31%. Chứng khoán HSC giữ hạng 5 về thị phần với mức tăng tới 0,6% lên 6,9%.

Nửa dưới top 10 ghi nhận nhiều biến động đáng kể trong đó Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tăng 2 hạng lên vị trí thứ 6 với tỷ lệ 5,14%.

Chứng khoán KIS thăng 1 hạng lên vị trí thứ 9 - tương ứng tỷ lệ tăng từ 2,74% trong quý 3 lên 3,48%.

Ngược lại, Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) từ hạng 6 rớt xuống hạng 8 với thị phần giảm tới 1,5% còn 3,73%.

Đáng buồn hơn, Chứng khoán FPT (FPTS) rớt khỏi top 10 và được thế chỗ bởi Chứng khoán Rồng Việt (VDS) với thị phần 3,24%.

Tính chung 10 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất sàn HOSE trong quý 4 chiếm tới 65,25% tổng thị phần môi giới trên sàn này trong cùng thời điểm.

Cả năm 2022: Chỉ có VCSC và MAS biến động thứ hạng

Thị phần môi giới cổ phiếu sàn HOSE năm 2022: Soi doanh thu môi giới của các CTCK

Xét chung cho cả năm, VPS tiếp tục giữ ngôi vị số 1 về môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có đảm bảo trên sàn HOSE với tỷ lệ tăng 1,24% so với năm ngoái lên mức 17,38%.

Ngược lại, SSI bị giảm 1,21% thị phần về 9,84% song vẫn duy trì vị thế "á quân" môi giới.

Chứng khoán VNDirect và Chứng khoán HSC tiếp tục duy trì các vị trí thứ 3 và 4 với tỷ trọng 7,88% và 5,72% - lần lượt tăng 0,42% và giảm 0,99% so với cùng kỳ năm trước.

10 CTCK môi giới lớn nhất HOSE năm 2022 kiếm được bao nhiêu tiền từ môi giới?

Các vị trí thứ 8 - 10 tiếp tục không thay đổi với lần lượt Chứng khoán MB (4,63% - tăng 0,36%), FPTS (3,21% - giảm 0,17%) và KIS Việt Nam (2,87% - giảm 0,02%).

Trong khi đó ở giữa bảng xếp hạng, Chứng khoán MAS (Việt Nam) tăng từ Top 7 lên vị trí thứ 5 với tỷ trọng 5,47% trong khi năm 2021 chỉ đạt 4,44%. MAS cũng đẩy Chứng khoán Bản Việt xuống vị trí thứ 7 với tỷ lệ 4,72%.

Xen giữa, Chứng khoán TCBS tiếp tục duy trì hạng 6 với tỷ trọng tăng 0,55% YoY lên mức 5,12%.

Tính chung, Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất chiếm 66,84% tổng thị phần môi giới toàn ngành.

Công ty chứng khoán thu về bao nhiêu tiền từ mảng môi giới?

Môi giới chứng khoán là một trong 3 mũi doanh thu chủ lực của hầu hết công ty chứng khoán hoạt động tại Việt Nam.

Chỉ tính riêng Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất sàn HOSE đã thu về tổng cộng 8.742 tỷ đồng doanh thu từ mảng môi giới - chiếm 26,8% tổng doanh thu 9 tháng năm 2022 (đạt 32.636 tỷ đồng).

Tuy nhiên, con số ghi nhận của các công ty chứng khoán sau 9 tháng năm 2022 đối với mảng môi giới là chưa tương xứng trong bối cảnh thị trường chứng khoán lao dốc mạnh từ đầu tháng 4/2022 (VN-Index mất hơn 31% điểm số trong năm 2022) kéo theo sự suy giảm của thanh khoản cũng như các hoạt động đầu tư chung. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu của các công ty chứng khoán ở cả mảng môi giới, tự doanh và cho vay margin.

Thị phần môi giới cổ phiếu sàn HOSE năm 2022: Soi doanh thu môi giới của các CTCK

Theo thống kê, VPS với thị phần môi giới dẫn đầu nhóm chứng khoán tiếp tục chiếm vị trí số 1 về tổng thu từ môi giới chứng khoán sau 9 tháng năm 2022 với 2.302 tỷ đồng - bỏ xa nhóm bám đuổi.

Các vị trí số 2 - 4 tiếp tục là SSI, VND và HSC nhờ duy trì lợi thế về thị phần môi giới đạt được.

Tuy nhiên, con số 687 tỷ đồng thu từ môi giới của Chứng khoán TP. HCM - HSC (Mã HCM) thậm chí thấp hơn cả TCBS và VCSC - những doanh nghiệp chỉ đứng thứ 6 và 7 trong Top thị phần môi giới chứng khoán trên HOSE năm 2022 vừa qua.

Thực tế, dù doanh thu môi giới có sự khác biệt rõ nét bởi thứ hạng thị phần song nếu xét tỷ trọng doanh thu môi giới trong tổng doanh thu hoạt động 9 tháng năm 2022, nguồn thu từ môi giới đóng góp phần quan trọng đến tình hình kinh doanh ở nhiều công ty chứng khoán cuối Top trong đó tại FPTS - doanh nghiệp xếp thứ 9 về thị phần - ghi nhận tới hơn 53% tổng thu đến từ mảng môi giới.

Các công ty như VPS, VCSC hay MBS cũng ghi nhận 1/3 tổng doanh thu đến từ các hoạt động môi giới chứng khoán.

Trong khi đó, KIS Việt Nam và TCBS chỉ ghi nhận dưới 18% nguồn thu đến từ môi giới trong đó dễ hiểu khi thế mạnh và nguồn thu chủ lực của TCBS đến từ các hoạt động môi giới trái phiếu - sân chơi mà công ty chứng khoán này luôn duy trì thị phần số 1 trong toàn ngành đồng thời bỏ rất xa nhóm bám đuổi.

Thị phần môi giới cổ phiếu sàn HOSE năm 2022: Soi doanh thu môi giới của các CTCK

2 cổ phiếu sàn HoSE nhận án huỷ niêm yết

Vụ Trịnh Văn Quyết: Đoàn kiểm tra Bộ Tài chính đã phát hiện dấu hiệu bất thường từ năm 2017

Cổ phiếu đại gia phố núi Gia Lai vào diện kiểm soát

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/10-ctck-moi-gioi-lon-nhat-hose-nam-2022-kiem-duoc-bao-nhieu-tien-tu-moi-gioi-165225.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
10 CTCK môi giới lớn nhất HOSE năm 2022 kiếm được bao nhiêu tiền từ môi giới?
POWERED BY ONECMS & INTECH