21 tỉnh thành trong cả nước có thay đổi lớn về đơn vị hành chính khi cắt giảm nhiều xã, huyện
Ngày 24/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố.
Theo đó, 21 địa phương sẽ thực hiện thay đổi đơn vị hành chính cấp huyện và xã, bao gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Quảng Bình, Quảng Nam, Nghệ An, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Yên Bái.
Bà Rịa - Vũng Tàu là 1 trong 21 địa phương có sự thay đổi về đơn vị hành chính. Ảnh minh họa |
Sau khi tiến hành sắp xếp lại, tổng cộng sẽ có 6 đơn vị hành chính cấp huyện và 233 đơn vị hành chính cấp xã được cắt giảm. Trong đó, 5 địa phương (Long An, Quảng Nam, Thanh Hóa, Kiên Giang, Hải Phòng) đề nghị không thực hiện sắp xếp lại 6 đơn vị hành chính cấp huyện, và 17 địa phương còn lại đề nghị không sắp xếp lại 221 đơn vị hành chính cấp xã.
Dựa trên đề xuất của UBND 21 tỉnh, thành phố và Bộ Nội vụ, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án thành lập 18 đơn vị hành chính cấp huyện và 487 đơn vị hành chính cấp xã, để hình thành 12 đơn vị hành chính cấp huyện và 254 đơn vị hành chính cấp xã mới.
>> Tỉnh giàu có của Việt Nam sẽ cắt giảm 11 phường, xã sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
Việc thay đổi đơn vị hành chính của TP. Hải Phòng có hiệu lực từ 1/1/2025. Ảnh minh họa |
Về tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính mới sau khi sắp xếp, 10/12 đơn vị hành chính cấp huyện mới đạt đủ cả hai tiêu chuẩn, trong khi 2/12 đơn vị chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên. Đối với cấp xã, 92/254 đơn vị hành chính đạt đủ hai tiêu chuẩn, 162/254 đơn vị chưa đạt một trong hai tiêu chuẩn và có 1 đơn vị không đạt cả hai tiêu chuẩn.
Chủ tịch Quốc hội đã đề nghị cân nhắc về hiệu lực thi hành của các Nghị quyết liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính, đặc biệt đối với các địa phương có nhiều thay đổi như cấp huyện. Theo đó, các Nghị quyết của Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Nam, Thanh Hóa sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong khi các Nghị quyết của 17 tỉnh còn lại sẽ có hiệu lực từ ngày 1/12/2024.
>> Đón thành phố thứ 5, tỉnh ở miền Bắc miễn phí chuyển đổi thủ tục quan trọng cho người dân
‘Vựa lúa’ miền Bắc có thay đổi về đơn vị hành chính từ ngày 1/11
Tỉnh giàu có của Việt Nam sẽ cắt giảm 11 phường, xã sau khi sắp xếp đơn vị hành chính