Ba lợi ích khi ăn sáng tại nhà
Ăn sáng tại nhà đảm bảo an toàn thực phẩm, đủ dinh dưỡng và gắn kết các thành viên trong gia đình.
Thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, tôi chuyển sang nấu ăn sáng cho cả nhà. Món ăn được tôi chuẩn bị từ hôm trước, sáng đun lại. Tuy nhiên, chồng tôi cho rằng ăn cơm vào buổi sáng khó nuốt nên ra ngoài làm bát phở cho nhanh. Con nhỏ thường chỉ uống một cốc sữa, các bé không muốn ăn thêm. Xin chuyên gia tư vấn một bữa sáng cần chuẩn bị như thế nào đủ dinh dưỡng, đảm bảo an toàn sức khỏe? (Nguyễn Bích Hằng - Thanh Xuân, Hà Nội).
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng khoa Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Hà Nội) tư vấn:
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng trong ngày, giúp cơ thể nạp năng lượng sau một đêm nghỉ ngơi. Bữa ăn này cần cung cấp 30-40% tổng năng lượng hằng ngày cho một người. Bữa sáng đủ chất bao gồm 4 nhóm chính như tinh bột, chất béo, chất đạm và vitamin cần thiết.
Trước nguy cơ mất an toàn thực phẩm, bạn tự chuẩn bị một bữa sáng cho gia đình là tốt nhất. Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra 3 lợi ích của ăn sáng tại nhà như sau:
Thứ nhất, ăn tại nhà đủ chất hơn là thực phẩm mua tại các quán ăn sáng như xôi, bánh mỳ. Thậm chí, các món phổ biến như xúc xích, bánh rán… được xếp và thực phẩm kém an toàn, lâu dài không tốt cho sức khỏe.
Thứ hai, bạn tự nấu ăn sáng sẽ kiểm soát năng lượng đầu vào tốt hơn cho các thành viên trong gia đình, giảm nguy cơ béo phì.
Thứ ba, cả gia đình cùng ăn sáng tăng tính gắn kết giữa các thành viên.
Lưu ý khi chuẩn bị bữa sáng
Thời gian chuẩn bị cho bữa sáng eo hẹp hơn, bạn không cần phải nấu đủ cơm, canh, thịt cá. Bạn có thể thay đổi bằng các món bún, phở, bánh mì sốt vang, xôi. Khi chế biến, bạn cho thêm thịt, trứng, cá, các loại rau sống, dưa chuột. Các món như thịt rang, thịt xào, trứng rán nấu nhanh, dễ ăn, đủ chất.
Với trẻ nhỏ, một cốc sữa bột đảm bảo đủ 300-400 calo tương đương bát phở nhỏ, đủ năng lượng cho trẻ hoạt động.
Bạn nên hạn chế sử dụng lại thức ăn thừa. Thực phẩm từ ngày hôm trước nấu lại mất dinh dưỡng, dễ ôi thiu, tăng nguy cơ nhiễm vi sinh vật trong quá trình bảo quản.
Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu để vi phạm về an toàn thực phẩm
Phát triển sản xuất, chế biến nông sản gắn với an toàn thực phẩm