Vĩ mô

Bộ trưởng GD&ĐT mong được chỉ rõ 'nhóm lợi ích' trong phát hành sách giáo khoa

Luân Dũng 04/11/2024 - 17:49

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn mong đại biểu Quốc hội chỉ rõ, còn những nhóm nào theo đuổi lợi ích không hợp pháp, chỉ rõ nhóm này ở đâu để ngành phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát "bắt mang đi tiếp".

Chiều 4/11, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Liên quan đến vấn đề lợi ích nhóm trong soạn thảo, phát hành sách giáo khoa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong vài năm qua, ngành giáo dục đã chấn chỉnh rất nhiều về vấn đề này.

Theo ông, cũng có một vài người liên quan đến việc tổ chức đấu thầu giấy, in, phát hành sách phạm pháp và "những người này đã bị bắt mang đi rồi".

Bộ trưởng GD&ĐT mong được chỉ rõ 'nhóm lợi ích' trong phát hành sách giáo khoa ảnh 1
Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Như Ý

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong đại biểu chỉ rõ còn những nhóm nào theo đuổi lợi ích không hợp pháp, chỉ rõ nhóm này ở đâu để ngành phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát "lại bắt mang đi tiếp".

Trước đó, cử tri tỉnh Hưng Yên phản ánh, mỗi năm các nhà xuất bản in ấn hàng trăm bộ sách giáo khoa cho các cấp học. Các bộ sách giáo khoa liên tục được thay thế, bổ sung để theo kịp chương trình mới.

Cử tri cho rằng, việc này gây lãng phí lớn nguồn lực của xã hội, chưa kể đến tình trạng in ấn, buôn bán sách giả tràn lan, giá cao.

Từ đó, cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT có chỉ đạo kịp thời để tránh việc in ấn, buôn bán sách giả, hạn chế cho xuất bản các cuốn sách không thực sự cần thiết.

Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết, từ năm 2000, chương trình giáo dục phổ thông thực hiện theo Nghị quyết 40/2000/QH10 và Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Theo đó, sách giáo khoa được biên soạn để triển khai chương trình giáo dục phổ thông nhằm cụ thể hóa yêu cầu của chương trình.

Thực hiện Nghị quyết 88 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, mỗi môn học có một số sách giáo khoa và việc biên soạn sách giáo khoa thực hiện xã hội hóa, việc xuất bản sách giáo khoa được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Bộ GD&ĐT cũng cho biết, đến năm 2025 sẽ kết thúc chu kỳ thực hiện sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, bộ sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xã hội hóa việc biên soạn, phát hành, in ấn và hiệu quả sử dụng sách giáo khoa.

Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng có hiệu quả sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục.

Ngoài ra, hằng năm, Bộ GD&ĐT cũng phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đối với sách giáo khoa.

Báo cáo giải trình về vấn đề tháo gỡ khó khăn cho các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên sau sáp nhập, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thừa nhận, đây là vấn đề khó, vướng mắc đang có thực.

Bộ trưởng GD&ĐT thông tin, hiện cả nước có 92 trung tâm thuộc quản lý của Sở GD&ĐT, cùng 526 trung tâm do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc UBND quận, huyện, thị xã quản lý.

Khẳng định chủ thể quản lý, điều hành đang rất đa dạng, Bộ trưởng nói, trong các văn bản quy định hiện nay, có Thông tư 39, quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm này, và Luật Giáo dục ra đời lại quy định về chức năng, nhiệm vụ quản lý.

>>> Tiền lương, phụ cấp cho nhà giáo dự tính tăng thêm hàng chục nghìn tỷ mỗi năm

Đề xuất bỏ phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ

Theo tienphong.vn
https://tienphong.vn/bo-truong-gddt-mong-duoc-chi-ro-nhom-loi-ich-trong-phat-hanh-sach-giao-khoa-post1688498.tpo
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bộ trưởng GD&ĐT mong được chỉ rõ 'nhóm lợi ích' trong phát hành sách giáo khoa
    POWERED BY ONECMS & INTECH