Cách ăn bánh chưng không lo tích mỡ, không làm đường huyết tăng cao

03-02-2024 19:20|Nhật Linh

Nếu ăn bánh chưng đúng cách sẽ không ảnh hưởng quá trình giảm mỡ bụng và không bị tăng đường huyết.

Tết truyền thống của người Việt không thể thiếu bánh chưng, bánh tét. Các loại bánh này được làm từ gạo nếp, thịt mỡ, đậu xanh,… gói trong lá chuối hoặc lá dong và nấu suốt 12 tiếng.

Khi chín, hạt nếp có màu xanh của lá chuối, mềm, dẻo thơm hòa quyện với vị béo của thịt mỡ và cay nhẹ của tiêu. Bánh chưng thường được dùng dâng lên bàn thờ gia tiên với ý nghĩa tưởng nhớ, biết ơn.

Bánh chưng được làm từ gạo nếp, thịt mỡ, đậu xanh

Bánh chưng được làm từ gạo nếp, thịt mỡ, đậu xanh

Theo ThS-BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g bánh chưng cung cấp năng lượng là 181 Kcal; 4,3g chất đạm; 4,2g chất béo; 31,6g chất bột đường; 0,6g chất xơ; 26g canxi; 0,94g sắt; 1,4g kẽm. Một miếng bánh chưng cỡ vừa có trọng lượng khoảng 114g. Trung bình trong 1/4 chiếc bánh chưng đã có khoảng 500 calo, tương đương với khoảng 2 miệng bát cơm. Do đó, ăn nhiều bánh chưng có nguy cơ tăng cân rất cao.

Ăn nhiều bánh chưng có nguy cơ tăng cân

Ăn nhiều bánh chưng có nguy cơ tăng cân

Thực tế, bánh chưng không phải là thực phẩm tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người mắc một số bệnh mãn tính, vì vậy bạn cần lưu ý một số điều sau khi ăn bánh chưng ngày Tết để đảm bảo sức khỏe:

Hạn chế lượng bánh chưng tiêu thụ

Các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý, để tránh tăng cân do ăn bánh chưng, nhất là trong dịp Tết, mọi người cần hạn chế số lượng bánh chưng ăn trong ngày. Đối với những người bị thừa cân, béo phì, người bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, càng phải hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn.

Chỉ nên ăn một miếng nhỏ tương đương với 1/8 cái bánh chưng cỡ vừa cho mỗi bữa ăn. Nếu ăn bánh chưng thì sau đó tuyệt đối không được ăn thêm cơm, xôi hay các thức ăn nhiều tinh bột và protein khác.

Ăn kèm với rau xanh và hoa quả

Do chứa lượng tinh bột cao nhưng lại ít chất xơ nên tỉ lệ dinh dưỡng trong bánh chưng chưa cân đối. Vì vậy khi ăn bánh chưng bạn nên ăn kèm thêm rau, củ quả để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất.

Rau xanh và hoa quả chứa nhiều chất xơ giúp thúc đẩy thực phẩm tiêu hóa nhanh hơn nên không lo tích tụ mỡ thừa. Cách ăn này cũng giúp cơ thể no lâu, giảm thiểu nhu cầu ăn uống. Bạn cũng có thể ăn bánh chưng kèm với dưa góp, hành muối sẽ kích thích tiêu hóa, giúp không bị đầy bụng.

Có thể ăn bánh chưng kèm với dưa góp, hành muối

Có thể ăn bánh chưng kèm với dưa góp, hành muối

Hạn chế ăn bánh chưng rán

Bánh chưng rán tuy ngon miệng nhưng nhiều chất béo do sử dụng dầu mỡ để rán vì vậy nên hạn chế ăn bánh chưng rán vì sẽ gây tích tụ thêm chất béo, không tốt cho cơ thể.

Đối với những người mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch, bệnh thận, ăn nhiều bánh chưng rán còn khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và tăng cân nhanh.

Đặc biệt người có bệnh dạ dày không nên ăn bánh chưng rán, có thể làm cho bệnh lý càng nặng hơn. Khi ăn quá nhiều đồ nếp sẽ khiến dạ dày luôn bị khó chịu và dễ bị ợ chua.

Chỉ ăn bánh chưng vào ban ngày

Vì bánh chưng được làm từ gạo nếp nên nếu ăn nhiều có thể gây khó tiêu. Do đó, không nên ăn bánh chưng vào buổi tối.

banh-chung 4
Không nên ăn bánh chưng vào buổi tối

Đặc biệt là không ăn bánh chưng rán buổi tối vì bánh chưng rán ngấm nhiều dầu mỡ, ăn vào sẽ gây tăng cân, tích tụ mỡ bụng và không tốt cho người bệnh cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh thận, người bị bệnh lý dạ dày,…

>> Nhận biết bánh chưng "luộc bằng pin" để tránh mang bệnh vào người

Ý nghĩa của phong tục gói bánh chưng ngày Tết đối với người Việt

Chuyên ra cảnh báo 5 món ăn dễ gây tắc ruột, được người Việt ưa chuộng sử dụng trong dịp Tết

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cach-an-banh-chung-khong-lo-tich-mo-khong-lam-duong-huyet-tang-cao-d114578.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Cách ăn bánh chưng không lo tích mỡ, không làm đường huyết tăng cao
POWERED BY ONECMS & INTECH