Bất động sản

Cây cầu vượt sông hiếm có ở Việt Nam được đi ngược chiều, từng là công trình kiến trúc vĩ đại nhất phương Đông với 6.000 tấn thép và 2.000m3 gỗ

An Khánh 16/02/2025 15:35

Thời điểm khánh thành, cây cầu trở thành cây cầu thép dài thứ 2 thế giới, chỉ sau cầu Brooklyn tại Mỹ và là một trong 4 cây cầu lớn nhất thế giới.

Cầu Long Biên - biểu tượng của Hà Nội, nối giữa quận Long Biên, Hoàn Kiếm và Ba Đình. Cầu Long Biên được Pháp xây dựng từ năm 1898 đến 1902 dưới thời Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Cầu có chiều dài 2.290m, 896m cầu dẫn với 19 nhịp dầm thép và 20 trụ cao. Cầu có thiết kế độc đáo: một đường ray xe lửa ở giữa và hai làn đường dành cho xe đạp và người đi bộ ở hai bên.

Cây cầu vượt sông hiếm có ở Việt Nam được đi ngược chiều, từng là công trình kiến trúc vĩ đại nhất phương Đông với 6.000 tấn thép và 2.000m3 gỗ- Ảnh 1.
Nguồn ảnh: Internet

Vào thời điểm khánh thành, cầu Long Biên được coi là công trình kiến trúc vĩ đại nhất phương Đông. Đây không chỉ là một công trình giao thông mà còn là biểu tượng lịch sử, chứng nhân của thời gian và là điểm tham quan nổi tiếng.

> > Toàn cảnh bệnh viện gần 2.000 tỷ thiết kế đặc biệt, rộng gấp rưỡi BV Chợ Rẫy sắp đi vào hoạt động

Công trình cầu Long Biên bắt đầu được khai móng vào tháng 9/1898 và sau 3 năm 7 tháng, cầu khánh thành, trở thành cây cầu thép dài thứ 2 thế giới, chỉ sau cầu Brooklyn tại Mỹ, và là một trong 4 cây cầu lớn nhất thế giới vào thời điểm đó.

Một trong những thách thức lớn nhất trong quá trình xây dựng là sự thay đổi mực nước sông Hồng, với mức nước có thể tăng thêm 8m vào mùa mưa lũ và dòng chảy đạt tốc độ 4m/giây. Vì lý do này, công việc xây dựng được tiến hành từ tháng 11 đến tháng 6 hàng năm và tạm dừng trong mùa lũ.

Cây cầu vượt sông hiếm có ở Việt Nam được đi ngược chiều, từng là công trình kiến trúc vĩ đại nhất phương Đông với 6.000 tấn thép và 2.000m3 gỗ- Ảnh 2.
Khánh thành cầu Long Biên. Ảnh tư liệu

Công việc đào móng được thực hiện ở độ sâu lên tới 30m, sử dụng phương pháp tương tự như kỹ thuật đã được sử dụng cho cầu Brooklyn ở New York và tháp Eiffel. Các kết cấu quan trọng như dầm thép và bu lông được chuyển từ Pháp sang và sau đó được lắp ráp tại chỗ bởi công nhân Việt Nam.

Trong quá trình xây dựng, khoảng 30.000m3 đá, gần 6.000 tấn thép và 2.000m3 gỗ để dựng giàn giáo đã được sử dụng để hoàn thành cây cầu thép này. Tổng số công nhân tham gia vào dự án lên tới từ 2.000 đến 3.000 người, làm việc dưới sự giám sát của 40 kỹ sư và quản đốc.

Cầu Long Biên được thiết kế thép độc đáo và cấu trúc nhấp nhô, được ví như "tháp Eiffel nằm ngang". Ban đầu, cây cầu được đặt tên là Paul Doumer, theo tên của Bộ trưởng Tài chính Pháp khi đó, người sau này trở thành Tổng thống Pháp (1931–1932). Đến tháng 7/1945, cầu được đổi tên thành Long Biên bởi Đốc lý Hà Nội Trần Văn Lai.

Cây cầu vượt sông hiếm có ở Việt Nam được đi ngược chiều, từng là công trình kiến trúc vĩ đại nhất phương Đông với 6.000 tấn thép và 2.000m3 gỗ- Ảnh 3.
Nguồn ảnh: Internet

Cầu Long Biên cũng nổi bật với hệ thống lưu thông độc đáo. Từ năm 1953, quy định giao thông trên cầu là các phương tiện đi từ Hà Nội sang Gia Lâm sử dụng làn bên trái so với đường sắt, và ngược lại từ Gia Lâm về Hà Nội cũng đi bên trái đường sắt. Đây là một trong hai cây cầu ở Việt Nam có hệ thống giao thông ngược chiều, cùng với cầu Việt Trì ở Phú Thọ.

Trải qua những tác động từ biến đổi khí hậu, con người, các phương tiện giao thông và bom đạn chiến tranh (trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cứu nước, cầu Long Biên bị bom đạn ném tổng 14 lần) khiến cầu Long Biên hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng và cần được cải tạo, nâng cấp.

Sau hơn 120 năm hoạt động, cầu Long Biên hiện nay đã ghi nhận những dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn của người tham gia giao thông. Vì vậy, Sở GTVT đang nghiên cứu các phương án cải tạo cầu Long Biên.

> > Trong năm nay, tỉnh là 'bến đỗ' của Tập đoàn Trump tại Việt Nam sẽ xây dựng tuyến đường 10.000 tỷ dọc sông Hồng

Tuyến cao tốc đắt nhất Việt Nam: Mỗi km tốn 557 tỷ, sở hữu siêu cầu lọt top cầu dây văng nhiều nhịp nhất thế giới

Cây cầu dây văng hơn 2.000 tỷ đầu tiên và dài nhất Quảng Ngãi: Lận đận tìm 'danh phận', biến vùng tối tăm của ngư dân thành nơi lung linh và phát triển

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/cay-cau-vuot-song-hiem-co-o-viet-nam-duoc-di-nguoc-chieu-tung-la-cong-trinh-kien-truc-vi-dai-nhat-phuong-dong-voi-6000-tan-thep-va-2000m3-go-2022502031712222.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cây cầu vượt sông hiếm có ở Việt Nam được đi ngược chiều, từng là công trình kiến trúc vĩ đại nhất phương Đông với 6.000 tấn thép và 2.000m3 gỗ
    POWERED BY ONECMS & INTECH