Quốc tế

Chính thức kết nạp 5 thành viên mới, BRICS 'như hổ mọc thêm cánh' khi nắm giữ 80% sản lượng dầu toàn cầu

Quỳnh Vân 02/01/2024 - 12:49

Đặc phái viên của Nam Phi tại nhóm BRICS xác nhận các nước Ai Cập, Saudi Arabia, UAE, Iran và Ethiopia chính thức gia nhập nhóm kể từ ngày 1/1.

Tháng 8 năm ngoái, các thành viên hiện tại của BRICS là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đã mời 6 quốc gia khác gia nhập, tập hợp một số nước sản xuất năng lượng hàng đầu thế giới với những thị trường tiêu dùng lớn nhất trong số các nước đang phát triển.

Đây là lần mở rộng đầu tiên của BRICS kể từ năm 2010, cho thấy sức mạnh đoàn kết của BRICS và các nước đang phát triển, cũng như quyết tâm hợp tác vì tương lai tốt đẹp hơn.

Mới đây, đặc phái viên của Nam Phi tại BRICS xác nhận các nước Ai Cập, Saudi Arabia, UAE, Iran và Ethiopia đã chính thức gia nhập nhóm kể từ ngày 1/1 vừa qua.

Riêng Argentina từ chối lời mời. Sau cuộc bầu cử Tổng thống hồi tháng 11/2023, tân Tổng thống Javier Milei đã quyết định xem xét lại việc gia nhập BRICS.

5 quốc gia được mời đã cử đại diện cấp cao của họ đến cuộc họp BRICS ở Durban, Nam Phi hồi đầu tháng 12/2023. Tiếp đó, các thành viên mới cũng sẽ gửi các quan chức đến một cuộc họp Sherpa ở Moscow vào ngày 30/1 tới.

1046861757_0_160_3073_1888_1920x0_80_0_0_8aec3b7e87b4160731b209dd2788c898.jpg
Việc mở rộng BRICS không chỉ thể hiện sự quyết tâm của các nước trong nhóm mà còn là một phản ứng mạnh mẽ trước sức ảnh hưởng của các cường quốc kinh tế phương Tây. Ảnh: Bloomberg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng việc mở rộng này mang tính lịch sử và là điểm khởi đầu mới cho mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên. Đồng thời sự kiện cũng thể hiện quyết tâm của các nước trong việc đoàn kết và hợp tác với các nước đang phát triển khác, đáp ứng mong đợi của cộng đồng quốc tế và phục vụ những lợi ích chung của các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển.

Với sự tham gia của các thành viên mới, nhóm này sẽ nắm giữ khoảng 37% GDP toàn cầu và chiếm 46% dân số trên toàn thế giới. Điều đáng quan tâm nữa là, BRICS mở rộng sẽ quy tụ các quốc gia chiếm 80% sản lượng dầu mỏ thế giới, củng cố vị thế dẫn đầu trong ngành năng lượng quốc tế.

Việc mở rộng BRICS đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hợp tác kinh tế và chính trị giữa các nước đang phát triển, tạo ra cơ hội và thách thức mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi.

Khái niệm BRIC ra đời vào năm 2001. Chuyên gia kinh tế Jim O'Neill, khi đó đang làm việc tại Goldman Sachs Group, đã dùng khái niệm này để thu hút sự chú ý đến tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Nhóm tổ chức hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo đầu tiên vào năm 2009 và mời Nam Phi tham gia một năm sau đó, đánh dấu thêm một lục địa khác gia nhập nhóm này.

Theo lời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Serge Lavrov, hiện có khoảng 30 quốc gia muốn thiết lập mối quan hệ với BRICS, phản ánh sự hấp dẫn và độ uy tín của nhóm này trên trường quốc tế.

>> Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trên thị trường dầu mỏ sau khi BRICS mở rộng

'Thân' với hàng loạt siêu cường, thành công gia nhập BRICS, quốc gia châu Á đang mạnh mẽ gia tăng vị thế toàn cầu

Thành viên chủ chốt của BRICS lên tiếng về đồng tiền chung và lộ trình phi USD hóa

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chinh-thuc-ket-nap-5-thanh-vien-moi-brics-nhu-ho-moc-them-canh-khi-nam-giu-80-san-luong-dau-toan-cau-218047.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chính thức kết nạp 5 thành viên mới, BRICS 'như hổ mọc thêm cánh' khi nắm giữ 80% sản lượng dầu toàn cầu
    POWERED BY ONECMS & INTECH