Có gì tại hòn đảo năng lượng nhân tạo đầu tiên trên thế giới: Công suất lên tới 3,5GW, tham vọng trở thành trung tâm năng lượng mới của châu Âu

04-03-2024 19:53|Phương Nhi

Đây còn là hòn đảo nhân tạo đầu tiên trên thế giới sử dụng cả dòng điện xoay chiều (HVAC) và dòng điện một chiều điện áp cao (HVDC).

Nằm cách bờ biển 45km, đảo năng lượng Princess Elisabeth trở thành mạng lưới điện đầu tiên trên thế giới nằm ở biển Bắc, kết nối các trang trại gió ngoài khơi với Bỉ và các nước châu Âu.

Elia - nhà điều hành hệ thống truyền tải điện của Bỉ - vừa được cấp giấy phép trở thành nhà phát triển chính của dự án này, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc đưa khu vực này trở thành một trung tâm năng lượng của châu Âu.

Có gì tại hòn đảo năng lượng nhân tạo đầu tiên trên thế giới: Công suất lên tới 3,5GW, tham vọng trở thành trung tâm năng lượng mới của châu Âu
Đảo năng lượng Princess Elisabeth

Việc xây dựng sẽ mất hơn hai năm, từ tháng 3/2024 đến tháng 8/2026. Dự kiến công trình sẽ kết nối hoàn toàn với các trang trại gió và đất liền vào năm 2030, với công suất dự kiến 3,5GW.

Trải rộng trên diện tích 281km2, đảo bao gồm ba khu vực riêng biệt với các công viên điện gió ngoài khơi bờ biển Bỉ. Đảo sẽ sản xuất và cung cấp điện cho đất liền thông qua các tuyến cáp dưới biển. Ngoài ra, trước mắt đảo còn có hai thiết bị truyền tải điện với Anh và Đan Mạch, thông cáo báo chí của công ty cho biết.

Đây còn là hòn đảo nhân tạo đầu tiên trên thế giới sử dụng cả dòng điện xoay chiều (HVAC) và dòng điện một chiều điện áp cao (HVDC).

Bên cạnh đó, một tập đoàn gồm các nhà cung cấp dịch vụ ngoài khơi DEME và Jan De Nul đã có được hợp đồng kỹ thuật, mua sắm, xây dựng và lắp đặt cho dự án này.

Tổng cộng một tổ hợp gồm 23 giếng chìm bê tông, mỗi giếng dài 60m, rộng 30m và cao 30m sẽ được kéo đến vị trí ngoài khơi và lắp đặt tại địa điểm này vào năm 2024 và 2025. Sau khi lắp đặt, hòn đảo sẽ được cải tạo bằng cách lấp cát, chuẩn bị cho việc lắp đặt các cơ sở hạ tầng điện.

Có gì tại hòn đảo năng lượng nhân tạo đầu tiên trên thế giới: Công suất lên tới 3,5GW, tham vọng trở thành trung tâm năng lượng mới của châu Âu
Tổng cộng 23 giếng chìm bê tông, mỗi giếng dài 60m, rộng 30m và cao 30m sẽ được kéo đến vị trí ngoài khơi và lắp đặt tại địa điểm vào năm 2024 và 2025

Hòn đảo cũng sẽ có một cảng và sân bay trực thăng cho phép nhân viên đến thăm và thực hiện các hoạt động bảo trì. Cơ sở hạ tầng truyền tải điện, chẳng hạn như trạm biến áp AC, cũng được xây dựng để giảm thiểu thất thoát năng lượng.

Việc xây dựng dự kiến hoàn thành vào năm 2026. Các kết nối với các trang trại gió và đất liền dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2030.

Phó Thủ tướng Bỉ Vincent Van Quickenborne cho biết: “Chúng tôi dự định tiếp tục phát triển Biển Bắc thành trung tâm năng lượng hàng đầu của Bỉ và đảo Princess Elisabeth sẽ là một phần quan trọng của quá trình này”.

Tinne Van der Straeten, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Liên bang Bỉ, cho biết: “ Hòn đảo năng lượng sẽ trở thành trung tâm năng lượng gió ngoài khơi, cung cấp năng lượng xanh, giá cả phải chăng cho các gia đình và công ty tại Bỉ".

Mặt khác, đảo cũng sẽ đóng vai trò là nền tảng cho một hệ thống điện ngoài khơi toàn diện ở châu Âu, liên kết lưới điện các quốc gia với nhau, đồng thời cũng là bước quan trọng để đạt được mục tiêu tạo ra 300GW điện ngoài khơi vào năm 2050.

>> Hòn đảo ở 'tận cùng thế giới', không một bóng người nhưng lại được rao bán tới hơn 800 tỷ đồng

Kỳ lạ hòn đảo nhỏ nhất thế giới có sự sống: Diện tích 'vừa đủ chỗ' cho một ngôi nhà duy nhất, chỉ cần đi lệch một bước là thấy mình đang bơi

Trung Quốc chỉ mất 3 năm để hoàn thành tòa nhà rộng nhất thế giới, to gấp 20 lần nhà hát Opera Sydney và như một 'hòn đảo thiên đường'

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/co-gi-tai-hon-dao-nang-luong-nhan-tao-dau-tien-tren-the-gioi-cong-suat-len-toi-35gw-tham-vong-tro-thanh-trung-tam-nang-luong-moi-cua-chau-au-225125.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Có gì tại hòn đảo năng lượng nhân tạo đầu tiên trên thế giới: Công suất lên tới 3,5GW, tham vọng trở thành trung tâm năng lượng mới của châu Âu
    POWERED BY ONECMS & INTECH