Tuyển dụng Digital Marketing cũng đang là một từ khóa rất "hot" hiện nay. Vậy cụ thể công việc Digital Marketing làm những gì?
Trong những năm gần đây, Digital Marketing là cụm từ chúng ta được nghe rất nhiều qua báo chí, tivi đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp, quảng cáo truyền thông. Điều đó là do sự phát triển của internet, sự thay đổi xu hướng mua hàng của con người, thói quen tiêu dùng. Vì vậy, tuyển dụng Digital Marketing cũng đang là một từ khóa rất "hot" hiện nay.
Vậy cụ thể công việc Digital Marketing làm những gì?
1. Trước tiên để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng Digital Marketing bạn nên tìm hiểu những kiến thức về Digital Marketing, dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu các hình thức hiện có của Digital Marketing.
Hiện tại, Digital Marketing được chia thành 2 nhóm hình thức chính là tiếp thị trực tuyến và tiếp thị ngoại tuyến.
Tiếp thị trực tuyến
Website Marketing: Website là đại diện cho thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ ở môi trường Internet. Website marketing là các chiến lược giúp quảng bá và thu hút người dùng truy cập vào website nhiều nhất.
SEO: Là quá trình tối ưu hóa cho website của bạn, giúp tăng thứ hạng website trên bộ máy tìm kiếm (thông thường sẽ tối ưu trên google).
PPC: Cung cấp khả năng tiếp cận người dùng đến với website thông qua các quảng cáo trả phí.
Content Marketing: Là toàn bộ nội dung trong môi trường Digital Marketing. Trên bản chất, Digital Marketing là một hệ thống lưu trữ và trao đổi thông tin dưới dạng nội dung.
Email Marketing: là phương tiện giúp liên lạc với khách hàng, đặc biệt là những người đang quan tâm đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Social Marketing: Là các hình thức tiếp thị qua mạng xã hội. Bạn sẽ tiếp cận với người dùng qua các mạng xã hội bằng các chiến dịch nội dung, PPC hoặc kết hợp cả 2.
Affiliate Marketing: Là hình thức người khác sẽ quảng bá sản phẩm của bạn và nhận hoa hồng từ mỗi đơn hàng/sản phẩm mà họ bán được.
Inbound Marketing: Là thuật ngữ khác để đề cập đến việc bạn sử dụng hệ thống Digital Marketing và tiếp kênh khách hàng tiềm năng.
Mobile Marketing: Là hình thức tiếp cận khách hàng qua các kho ứng dụng di động như Google Play, App Store, Amazon Marketplace,…
Video Marketing: Chính là việc sử dụng nội dung dưới dạng video trên các kênh Digital Marketing có nền tảng là video như Youtube, Tiktok,… để tiếp cận người dùng.
Tiếp thị ngoại tuyến
TV Marketing: Phù hợp với những chiến dịch có ngân sách lớn, dài hạn và những sản phẩm thiết yếu, những sản phẩm mà thương hiệu muốn người dùng ghi nhớ nhanh.
SMS Marketing: Là nhóm liên lạc tiềm năng tuy nhiên không phải là kênh Digital Marketing mạnh nhất.
Radio Marketing: Là kênh Digital Marketing phù hợp với những doanh nghiệp địa phương, cộng đồng nhỏ chưa bị ảnh hưởng bởi các Social hiện tại
Billboard Marketing: Là hình thức tiếp thị qua bảng quảng cáo ở những nơi công cộng
2. Mô tả công việc
Công việc cụ thể của nhân viên Digital Marketing là gì? Đối với ngành Digital Marketing, sẽ có 2 cấp bậc chính là nhân viên và Manager. Tùy thuộc vào mỗi vị trí sẽ có mô tả công việc khác nhau.
Mô tả công việc của nhân viên Digital Marketing
Lập kế hoạch, thực thi SEO, SEM hoặc các hoạt động PPC khác như Google Adwords, Facebook Ads là công việc không thể thiếu
- Định vị, phát triển thương hiệu, giới thiệu sản phẩm trên các nền tảng Social, Website, Forum,..
- Thực thi các quảng cáo qua Mobile Marketing, Email Marketing;
- Xây dựng nội dung, các bài quảng cáo trên hệ thống các kênh Digital như Website, Facebook,…
- Phân tích thông tin thị trường, sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, chiến dịch Digital,…
- Đề xuất các chương trình, chiến dịch giúp quảng bá cho công ty, thương hiệu hoặc sản phẩm,…
- Liên tục cập nhật thông tin về insight, tìm hiểu về nhu cầu của người dùng để tăng chất lượng của quảng cáo. Hỗ trợ khách hàng trên website và fanpage.
Mô tả công việc của Manager
Digital Marketing Manager bao hàm luôn cả công việc của cấp nhân viên nếu cần thiết. Ngoài ra có những công việc như: Hoạch định, định hướng các kế hoạch Digital Marketing; xây dựng các chiến lược Digital Marketing từ tổng quát đến chi tiết; quản lý, vận hành, theo dõi chiến dịch; thống kê, phân tích số liệu để có thể điều chỉnh chiến dịch đúng lúc, đem lại hiệu quả tốt nhất; báo cáo trực tiếp kết quả của chiến dịch Digital Marketing với ban giám đốc, làm việc với các phòng ban liên quan khác như giám đốc kinh doanh, sản phẩm,… quản lý phòng Digital Marketing, đào tạo, tập huấn cho nhân viên.
Trên đây là những công việc của một Manager.