Cho đến nay, số tiền này vẫn nằm bất động trong ngân hàng dẫu chủ nhân của nó đã qua đời từ năm 2008.
Doanh nhân nổi tiếng Vương Vĩnh Khánh đã giữ 40 tỷ NDT (135 tỷ đồng) trong một ngân hàng ở Thụy Sĩ, nhưng khi các con của ông muốn thừa kế tài sản thì được thông báo sẽ phải nộp 30 tỷ NDT tiền thuế.
Ông Vương tin tưởng các ngân hàng Thụy Sĩ đến mức muốn gửi 40 tỷ NDT vào đó, vậy tại sao các con của ông lại phải đóng thuế thừa kế cao như vậy? Phải chăng các ngân hàng Thụy Sĩ "cảm thấy ghen tị" với số tiền khổng lồ này và muốn giữ tất cả cho riêng mình?
Doanh nhân nổi tiếng Vương Vĩnh Khánh |
Ngân hàng UBS từ lâu vẫn được giới siêu giàu "chọn mặt gửi vàng" bởi đây được mệnh danh là ngân hàng tư nhân bí mật nhất thế giới.
Theo đó, quy định của ngân hàng nghiêm cấm tiết lộ danh tính khách hàng cho một bên thứ ba, dù đó là cơ quan thuế, chính phủ nước ngoài và thậm chí là chính quyền Thuỵ Sĩ. Bất kỳ một nhân viên ngân hàng nào tiết lộ thông tin khách hàng sẽ bị xử lý hình sự với mức án có thể lên đến 6 tháng tù giam và bồi thường bằng một số tiền khổng lồ.
UBS từ lâu rất được giới siêu giàu "chọn mặt gửi vàng" bởi đây được mệnh danh là ngân hàng tư nhân bí mật nhất thế giới |
Ông Vương quyết chuyển tiền tiết kiệm của mình vào một ngân hàng Thụy Sĩ, không chỉ vì tính bảo mật cực kỳ an toàn mà còn vì tài sản gửi vào ngân hàng Thụy Sĩ có thể bảo vệ ông ta khỏi những rủi ro chính trị và khủng hoảng kinh tế.
"Có thể nói nó đã để lại một lối thoát cho bản thân tôi và gia đình", ông cho hay.
Nhưng có lẽ, vị doanh nhân chưa bao giờ tưởng tượng được rằng hệ thống bảo mật của ngân hàng Thụy Sĩ lại nghiêm ngặt đến mức chỉ cần ông không có mặt trực tiếp, ngay cả những đứa con ruột thịt của ông cũng không thể rút tiền.
Năm 2008, ông Vương đột ngột qua đời vì một cơn đau tim khi đang điều hành công việc kinh doanh của công ty ở Mỹ. Mọi chuyện xảy ra đột ngột đến nỗi trước khi qua đời, ông chưa kịp phân chia lại số tiền tiết kiệm được gửi tại UBS.
Ông Vương Vĩnh Khánh có 3 người vợ với tổng cộng 2 người con trai và 7 người con gái. Đối với gia đình đông con, đặc biệt tài sản thừa kế lại là con số lớn, việc tranh giành quyền thừa kế là điều khó tránh khỏi. Sau khi các con ông biết cha còn một khoản tiền khổng lồ như vậy chưa được chia, tất cả đều bùng nổ và đòi đến ngân hàng Thụy Sĩ để rút tiền.
Nhưng khi đến Thụy Sĩ, tất cả đều chết lặng, nhân viên ngân hàng Thụy Sĩ nói rằng họ không thể lấy đi tiền gửi của ông và đích thân ông Vương phải tự mình làm việc đó.
Lúc này, các con của ông được biết chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) có thể can thiệp vào chuyện này, đồng nghĩa với việc nếu muốn nhận được tài sản thừa kế này thì phải làm thủ tục với chính quyền.
Mọi chuyện tưởng như đã xoay chuyển nhưng thực tế lại không phải vậy, Vương Vĩnh Khánh đã chuyển số tiền gửi khổng lồ sang một ngân hàng ở Thụy Sĩ với ý định trốn thuế, vì số tiền này quay về Đài Loan nên gia đình ông bắt buộc phải nộp thuế.
Cuối cùng, cách duy nhất được ngân hàng đưa ra là các con của Vương Vĩnh Khánh phải nộp 30 tỷ NDT tiền thuế thừa kế trước khi rút tiền. Nếu không, họ cần xuất trình được chứng nhận uỷ thác của chính ông Vương Vĩnh Khánh.
Tình trạng này khiến họ bị sốc, số tiền thuế quá lớn và thậm chí gia đình có xoay sở được đủ 30 tỷ NDT, nếu chính phủ Đài Loan không thể lấy ra số tiền thì thiệt hại trở nên nặng nề không tưởng.
Theo truyền thông Trung Quốc, cho đến thời điểm hiện tại, các con của Vương Vĩnh Khánh vẫn chưa có cách nào tốt hơn để lấy được số của gia đình. Toàn bộ 40 tỷ NDT vẫn bị phong toả trong ngân hàng.
Từ cửa hàng gạo đến công ty nhựa hàng đầu Trung Quốc
Ông Vương Vĩnh Khánh sinh ra trong một gia đình nghèo khó với nghề trồng chè. Bố mẹ ông chỉ có thể nuôi ăn học đến năm 15 tuổi. Muốn thay đổi số phận, năm 16 tuổi, ông đã xin bố 200 NDT để tự mở một cửa hàng gạo.
Để cạnh tranh với các hộ kinh doanh khác, không chỉ rửa thùng gạo miễn phí cho khách hàng, ông còn cố gắng hết sức để loại bỏ tạp chất trong gạo. Từng chút một, cửa hàng của ông được nhiều khách hàng biết đến và dần đông người tới mua. Nhờ thế, việc kinh doanh cửa hàng gạo ngày càng tốt lên. Sau đó, ông mở một nhà máy xay xát. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm kinh doanh, ông đã tích lũy được một khối tài sản đáng kể.
Từ đây, ông dùng toàn bộ số tiến có được để đầu tư bất động sản. Sau khi thắng lớn với một vài thương vụ, ông tiếp tục dồn tiền để kinh doanh gỗ. Ở lần này, ông tiếp tục lãi lớn nhờ nắm bắt được thời cơ.
Năm 1954, chính quyền địa phương vận động Vương Vĩnh Khánh mở một công ty nhựa nhằm tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế đất nước. Dẫu không biết nhiều về ngành này nhưng ông vẫn mở công ty mang tên “Công ty nhựa Fumao”, chủ sản xuất PVC.
Năm 1957, ông nhận thấy công ty của mình đã phát triển sai hướng. Trong lúc đó, cha lại vừa qua đời. Chông chênh trước sự mất mát đó, Vương Vĩnh Khánh không nhìn thấy tương lai phía trước.
Thay vì bỏ cuộc, ông lựa chọn đối đầu với khó khăn và tiếp tục nhìn về phía trước. Dường như, công sức ông bỏ ra cuối cùng cũng được đền đáp. Năm 1978, doanh thu của công ty nhựa do ông quản lý đạt doanh thu kỷ lục 1 tỷ USD. Hai năm sau đó, công ty trở thành nhà máy sản xuất PVC lớn nhất thế giới. Sau khi thành công ở ngành nhựa, ông lấn sân sang lĩnh vực điện tử và dầu khí.
>> Chân dung Koo Kwang-mo - người con nuôi thừa kế toàn bộ đế chế LG khổng lồ
Nhà văn Quỳnh Dao để lại khối tài sản gần 9.000 tỷ đồng sau khi qua đời
Đất thừa kế cha mẹ để lại, anh trai tự ý sang tên cho người khác: Tôi có đòi lại được không?